Máy bay Nhật Bản, tàu cứu hộ Đài Loan… tham gia tìm kiếm; tàu có thể bị bắt cóc. Không loại trừ khả năng tàu bị cướp biển bắt cóc và cắt đứt hệ thống liên lạc, hệ thống định vị GPS.
>> Tàu Vinalines Queen bị mất tích phía Bắc đảo Ludông Philippines.
Mở rộng vùng tìm kiếm
Theo ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (VISHIPEL), VISHIPEL đã sử dụng nhiều vệ tinh và thiết bị thu phát sóng để tìm kiếm thông tin tàu Vinalines Queen. “Hiện chúng tôi dùng sóng vệ tinh quốc tế Inmarsat, Vinasat… để nhận dạng những tàu thuyền đang hoạt động quanh khu vực eo biển Luzon. Chỉ cần một tín hiệu nhỏ phát ra ở vùng biển này cũng không lọt qua hệ thống của VISHIPEL, kể cả trong điều kiện mưa gió. Nếu thiết bị phát sóng của tàu chỉ bị hư hỏng nhẹ, chúng tôi vẫn bắt liên lạc được” - ông Tuấn nói.
VISHIPEL cũng đã kết nối thông tin liên lạc thường xuyên với các tàu trong vùng để thông tin về sự cố tàu hàng Vinalines Queen. Một số tàu hàng khi đi qua khu vực này đã xác nhận có vết dầu loang, nhưng không phát hiện gì.
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC), cho biết từ 10 giờ sáng 28-12, máy bay của lực lượng cứu hộ Nhật Bản vẫn liên tục rà quanh khu vực tàu Vinalines Queen gặp sự cố. Phía Đài Loan cũng đã cử tàu cứu hộ công suất lớn mở rộng phạm vi tìm kiếm quanh eo biển Luzon. “Hiện thời tiết ở khu vực eo biển Luzon đã bình thường nên việc tìm kiếm, cứu nạn diễn ra liên tục. Theo ông Vũ, có khả năng lực lượng cứu nạn sẽ mở rộng hướng tìm kiếm theo hướng hải trình của tàu. Lực lượng cứu hộ của Hong Kong (Trung Quốc) có thể sẽ tham gia tìm kiếm trong những ngày tới. Bộ Ngoại giao cũng đã hai lần gửi công hàm đến đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn tàu hàng Vinalines Queen.
Nhiều giả thiết về sự cố con tàu
Ông Nguyễn Anh Vũ, Tổng Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Việt Nam MRCC), cho biết từ 10 giờ sáng 28-12, máy bay của lực lượng cứu hộ Nhật Bản vẫn liên tục rà quanh khu vực tàu Vinalines Queen gặp sự cố. Phía Đài Loan cũng đã cử tàu cứu hộ công suất lớn mở rộng phạm vi tìm kiếm quanh eo biển Luzon. “Hiện thời tiết ở khu vực eo biển Luzon đã bình thường nên việc tìm kiếm, cứu nạn diễn ra liên tục. Theo ông Vũ, có khả năng lực lượng cứu nạn sẽ mở rộng hướng tìm kiếm theo hướng hải trình của tàu. Lực lượng cứu hộ của Hong Kong (Trung Quốc) có thể sẽ tham gia tìm kiếm trong những ngày tới. Bộ Ngoại giao cũng đã hai lần gửi công hàm đến đại sứ quán các nước trong khu vực đề nghị hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn tàu hàng Vinalines Queen.
Nhiều giả thiết về sự cố con tàu
Các báo cáo ban đầu cho thấy khoảng 1 giờ trước khi bị mất liên lạc, tàu đã bị nghiêng đến 20 độ và phải đổi hướng chạy vào bờ để đảm bảo an toàn. Sau đó, khi độ nghiêng của tàu đã giảm còn 18 độ thì mất hoàn toàn tín hiệu liên lạc ở khu vực mà có sóng cấp 7-8, giật cấp 9. Đây cũng là thông tin cuối cùng mà Công ty Vận tải biển Vinalines và các cơ quan chức năng nhận được từ tàu Vinalines Queen.
“Khi xảy ra sự cố, tàu hàng Vinalines Queen báo bị nghiêng rồi mất liên lạc rất nhanh nên nhiều khả năng tàu đã bị sóng đánh chìm. Trường hợp tàu bị lật quá nhanh thì toàn bộ hệ thống liên lạc trên tàu hoàn toàn bị vô hiệu hóa, mất sóng hoàn toàn” - ông Tuấn cho biết.
Ông Đỗ Xuân Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, cho hay không loại trừ khả năng tàu bị sóng lớn kèm theo lốc xoáy nhấn chìm. “Khu vực đảo Luzon là vùng biển nguy hiểm, từng nhấn chìm nhiều tàu thuyền qua lại. Với một chiếc tàu trọng tải trên 56.000 tấn có thể chịu được gió giật cấp 7-8 nhưng gặp lốc xoáy và sóng ngầm thì cũng có thể bị đánh chìm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng tàu bị cướp biển bắt cóc và cắt đứt hệ thống liên lạc” - ông Quỳnh nói.
Ông Đỗ Xuân Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, cho hay không loại trừ khả năng tàu bị sóng lớn kèm theo lốc xoáy nhấn chìm. “Khu vực đảo Luzon là vùng biển nguy hiểm, từng nhấn chìm nhiều tàu thuyền qua lại. Với một chiếc tàu trọng tải trên 56.000 tấn có thể chịu được gió giật cấp 7-8 nhưng gặp lốc xoáy và sóng ngầm thì cũng có thể bị đánh chìm. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng tàu bị cướp biển bắt cóc và cắt đứt hệ thống liên lạc” - ông Quỳnh nói.
Thuyền trưởng tàu viễn dương Nguyễn Việt Bắc thì nhận định nhiều khả năng tàu Vinalines Queen đã gặp lốc xoáy trên biển khiến hệ thống điều khiển của tàu bị hư hỏng. Nếu hệ thống máy và phần điều khiển bị lốc xoáy làm hỏng thì gần như mất kiểm soát hoàn toàn, tàu sẽ lật và chìm rất nhanh…
Gia đình 23 thuyền viên hoang mang
Gia đình 23 thuyền viên hoang mang
Công ty Vận tải biển Vinalines đã thông báo về sự cố tàu cho thân nhân 23 thủy thủ trên tàu và gia đình thân nhân các thuyền viên trên hoang mang, lo lắng.
Ông Hồ Sĩ Vinh, cha của thuyền phó Hồ Quang Đức, cho hay khi nhận được thông tin tàu mất tích, ông thức trắng đêm. “Nó đi tàu này từ tháng 8-2011. Nó đi được một tuần thì anh trai thứ hai mất. Nếu nó gặp rủi ro gì thì tôi sống sao nổi khi chưa đầy bốn tháng mất hai đứa con” - ông Vinh nghẹn ngào.
Chị Nguyễn Thị Hằng, vợ anh Đức, cho biết tàu Vinalines Queen chạy tuyến Indonesia-Trung Quốc, thông thường cứ một tuần là cập cảng. “Tôi điện thoại cho người quen ở công ty của chồng, họ nói tàu mất liên lạc nhưng chưa chắc đã rủi ro mà có thể hệ thống phát tín hiệu của tàu bị trục trặc. Công ty cũng nói đây là loại tàu hiện đại, trên tàu có hệ thống phao cứu sinh tự động và hệ thống thông báo khẩn cấp. Trường hợp tàu có bị chìm, phao cứu sinh sẽ tự động bật ra cứu thuyền viên. Vùng biển này lại ấm nên khó rủi ro về người” - chị Hằng nói.
Chị Dương Bích Thùy, vợ máy phó Phạm Trung Tuyến, cũng lo lắng: “Lần liên lạc gần đây nhất là hôm 19-12, anh ấy gọi về hỏi thăm vợ con và hẹn tết này không về, chắc phải sang tháng 2-2012 mới về được. Rồi đột nhiên em nghe tin tàu mất liên lạc, mọi người rất hoang mang không biết đã xảy ra chuyện gì…”.
Theo phapluattp.vn