Biển cho cá cho tôm nhưng biển cũng lấy đi hạnh phúc của không ít gia đình. Anh bạn ngư dân tôi mới quen - Tô Văn Đạt, cười nhẹ: “Thế mới gọi là biển giả”. Đây là cách nói của dân đi biển để ví von biển không thật, lắm lúc đang trời yên biển lặng lại chớp nhoáng nổi dông bão thất thường làm khổ ngư dân.
>> Ra khơi cùng ngư dân - Kỳ 2: Cắm cờ giữ biển>> Ra khơi cùng ngư dân - Kỳ 3: Ân tình của biển
>> Ra khơi cùng ngư dân - Kỳ 4: Những “cột mốc” biên cương
Ngư dân Tô Văn Đạt là một trong những “kình ngư chiến” của tàu đang lao mình xuống biển trinh sát cá - Ảnh: Tấn Vũ |
Và ngay lúc đang viết những dòng này, chúng tôi nhận được thông tin người bạn ngư dân đi cùng tàu với tôi - Huỳnh Khánh Châu - cha em Suy, đang phải về quê chữa trị cái chân có dấu hiệu bị tê, liệt do phải lặn sâu dưới nước nhiều giờ bắt cá. Chưa biết bệnh tình Châu nặng cỡ nào vì bác sĩ đang còn theo dõi.
Tiếng thở dài trong đêm
Do là ngư dân mới toanh nên hai chúng tôi được thuyền trưởng Vương ưu ái cho nằm ngay trên buồng lái rộng khoảng 20m2. Những anh em thuyền viên khác nằm dưới “tầng một” của con tàu. Đêm cuối trước khi chia tay anh em đi bạn, chúng tôi ngồi trắng đêm cùng nhau. Ngồi bên cạnh tôi, thuyền viên Châu tâm sự: “Hai cha con em ráng làm, đang gom tiền để tính cuối năm nay vào TP chữa mắt cho thằng Suy nhưng không biết có đủ không”.
Nói rồi Châu thở dài. Tiếng thở dài giữa biển trời mênh mông nghe sao mà buồn. Châu lo lắng cho Suy bị bệnh sụp mí mắt từ nhỏ. Mắt bên trái của Suy nhiều khi không nhìn được bởi mí mắt ngày càng kéo sụp xuống, che hết cả con ngươi. 15 tuổi Suy đã biết mơ ước có tàu to nhưng nỗi lo vẫn còn đó khi phí tổn chữa mắt chưa đủ. Những chuyến ra khơi thì hên xui, có khi trúng, khi thất cá. Mà mỗi năm ngư dân chỉ ra khơi được trên 10 chuyến với phí tổn ngày càng cao.
Chúng tôi bước lên tàu, chính thức sống đời ngư dân trong tiếng máy xay đá rào rào, mang cả nỗi lo của ngư dân vào lòng. Từng cây nước đá trắng muốt lần lượt được đút vào khay máy, máy xay rú lên, nghiền nát để phun vào hầm tàu những dòng đá mát lạnh như đang nuôi hi vọng. Thuyền trưởng Vương cho biết trung bình một chuyến tàu “ăn” khoảng 1.500 cây đá. “Chuyến này do thiếu đá nên tàu lấy được có 1.200 cây, mỗi cây cân nặng 40kg với giá 18.000 đồng. Thế nhưng nhiều khi hút hàng người ta tăng giá lên tới 40.000 đồng/cây”, Vương nói.
Từng chiếc xe đông lạnh lặc lè chở đá xuống cảng. Những thuyền viên khẩn trương xay đá để đổ vào hầm tàu, háo hức ra khơi. Liên tục xay đá từ 7g sáng nhưng mãi đến 15g30 công việc lên đá mới hoàn thành. Tay các thuyền viên bợt bạt vì đá lạnh. Ngoài đá lạnh, chuyến này tàu còn đem theo 11.000 lít dầu, 6 tạ gạo, 5.720 lít nước ngọt cùng hơn chục thùng mì tôm... Riêng 60 lít rượu, 15 thùng bia, 15kg thịt heo, thuốc lá, rau xanh được thuyền trưởng Vương đem theo tàu để tặng cho lính đảo và một số tàu bạn câu mực. Tổng chi phí cho chuyến đi khoảng 300 triệu đồng.
Gần 16g, chúng tôi dùng cơm trưa, đây cũng là bữa cơm đầu tiên trên tàu. Ngay vừa khi người ăn sau cùng đặt bát xuống, thuyền trưởng Vương hô: “Mở biển!”. Anh em thuyền viên mở dây, thu nhợ, hai cái máy tàu nổ rền, rồ ga ba lần, những cột khói bốc lên, tàu từ từ rời bến, cách xa đất liền. Anh em thuyền viên chúng tôi đứng trên boong tàu, cùng nhau hướng về phía biển. Những thân hình lực lưỡng, tóc bay trong gió, đôi chân trần bám chắc vào thân tàu, ưỡn vòm ngực rám nắng gió trước bao la trời biển, những ngư dân sẵn sàng cho một chuyến đánh bắt dài ngày, vươn ra vùng biển đảo máu thịt của Tổ quốc.
Chuẩn bị cho chuyến câu mực đêm của chúng tôi - Ảnh: Tấn Vũ |
Một đêm câu mực
Biển cũng chứa đựng trong mình bao hiểm nguy khó lường. Thuyền viên Tô Văn Đạt - một trong những kình ngư cừ khôi của tàu, chuyên bơi lặn trinh sát cá - kể: nhiều khi giữa đêm tối lặn xuống biển trinh sát cá, gặp con cá kiếm từ dưới lòng biển sâu bất ngờ phóng lên mặt nước bắt mồi. Khi ấy nếu ngư dân không tránh kịp, kiếm của cá đâm thủng ngực là chuyện bình thường. “Đã nhiều lần em nhanh tay, đạp chân, vặn mình lách qua khỏi mũi kiếm của cá. Bà cậu cũng phù hộ chứ đi biển không nói hay được anh ơi”.
Đời đánh cá bằng lưới vây rút như chúng tôi đã khổ, đối mặt với bao hiểm nguy là vậy nhưng đem so với những ngư dân đi câu mực thì chẳng thấm tháp gì. Trong chuyến đi này chúng tôi cũng gặp được bao ngư dân câu mực, cá ngừ đại dương, lưới cá chuồn và càng hiểu hơn những nỗi cực, niềm đắng cay của anh em bạn. Chúng tôi đã xin sang thuyền câu mực của anh Phong quê Quảng Ngãi và trải qua một đêm xuống thuyền thúng, hành nghề câu mực, lênh đênh giữa biển với màn đêm đen đặc quánh trước mặt.
18g biển đã tối thui, chúng tôi xuống thúng cùng ngư dân Trần Quyết. Thúng gồm một bình ắcquy để cắm đèn đỏ chớp nháy dụ mực xà. Mấy cuộn dây cước làm nhợ, vài lưỡi câu chùm, thùng mồi làm từ những con mực nhỏ được cuộn tròn, buộc dây thun để gắn vào cây sắt phía trên chùm lưỡi. Hai cái ghế đẩu cùng một cái bộ đàm rọt rẹt tiếng được tiếng mất. Tôi và anh Quyết ngồi trên thúng. Sau khi thả thúng, tàu mẹ rời xa cách vài hải lý. Thúng câu này cách thúng kia gần 1 hải lý. Mỗi người là một khoảng mênh mông bóng đêm đen đặc quánh trước mặt. Gió rít qua tai đẩy thúng trôi đi. Tôi kéo cao cổ áo để tránh cái lạnh. Giờ đây mối dây liên lạc giữa chúng tôi và tàu mẹ chỉ là chiếc máy bộ đàm rọt rẹt.
Rùng mình, sợ! Nhưng cơn ớn lạnh dọc sống lưng của tôi cũng mau qua đi. Thay vào đó là niềm vui trước những con mực lá anh Quyết giật lên liên hồi. Anh Quyết cười để lộ hàm răng trắng trong đêm nói: “Chú em gặp hên đó, biển bữa nay lặng, gió nhẹ, mực chịu ngậm mồi, thấy vui. Nhiều đêm anh ngồi câu một mình, gió quật, sóng xô như muốn lật úp cái thúng. Giữa đêm thúng lật, trở tay không kịp, gọi bộ đàm không được là tiêu”.
Lúc còn trên tàu, Vương cũng đã kể chúng tôi nghe câu chuyện vớt được 26 ngư dân câu mực người Quảng Ngãi khi bị tàu lạ đâm chìm. Khoảng tháng 9-2010, trong một chuyến ra khơi gần đảo Đá Tây. Lúc 4g sáng, Vương bỗng nghe tiếng kêu cứu qua ICOM: “Cứu, tàu 95448 Quảng Ngãi bị đâm tại tọa độ...”. Cứu người như cứu hỏa, Vương tức tốc cho tàu lao đến tọa độ kêu cứu. Khi tới, con tàu chìm chỉ còn cái mũi nhô lên. Anh em ngư dân bơi lóp ngóp quanh tàu. Vương vớt được 25 thuyền viên cùng thuyền trưởng Lê Xuân Thu và bỏ chuyến biển, cấp tốc đưa anh em gặp nạn vào bờ.
Giữa đêm tối, các ngư dân còn sợ gặp gió độc. Gặp gió độc, nhiều ngư dân trúng gió ngất, không thể liên lạc được với tàu mẹ thì cũng tiêu luôn. “Đã có anh em gặp nạn, lạc tàu mẹ, đến khi phát hiện thì thi thể đã khô đét trong thúng từ khi nào”, Quyết kể và dặn tôi ngồi cẩn thận kẻo lộn cổ xuống biển. Lo lắng xen lẫn niềm vui trước những con mực do chính mình câu được, cuối cùng tôi cũng trải qua một đêm trắng lênh đênh giữa đại dương trên chiếc thúng tre.
Khoảng 6g sáng, tàu mẹ đi một vòng để vớt và kéo thúng chúng tôi lên. Đêm ấy chúng tôi câu được khoảng 15kg mực. Nhìn anh Quyết mắt thâm quầng, hõm sâu và tôi được biết ròng rã đã ba tháng, trải qua từng đêm trắng nhưng do giá mực trong đất liền đang rớt, chỉ còn 60.000-70.000 đồng/kg mực khô nên chưa biết khi nào đủ phí tổn cho chuyến đánh bắt để anh được về với đất liền, với vợ con. Khi được hỏi nhắm khi nào về, anh Quyết chỉ cười: “Chưa biết!”.
(Còn nữa...)Biển cũng chứa đựng trong mình bao hiểm nguy khó lường. Thuyền viên Tô Văn Đạt - một trong những kình ngư cừ khôi của tàu, chuyên bơi lặn trinh sát cá - kể: nhiều khi giữa đêm tối lặn xuống biển trinh sát cá, gặp con cá kiếm từ dưới lòng biển sâu bất ngờ phóng lên mặt nước bắt mồi. Khi ấy nếu ngư dân không tránh kịp, kiếm của cá đâm thủng ngực là chuyện bình thường. “Đã nhiều lần em nhanh tay, đạp chân, vặn mình lách qua khỏi mũi kiếm của cá. Bà cậu cũng phù hộ chứ đi biển không nói hay được anh ơi”.
Đời đánh cá bằng lưới vây rút như chúng tôi đã khổ, đối mặt với bao hiểm nguy là vậy nhưng đem so với những ngư dân đi câu mực thì chẳng thấm tháp gì. Trong chuyến đi này chúng tôi cũng gặp được bao ngư dân câu mực, cá ngừ đại dương, lưới cá chuồn và càng hiểu hơn những nỗi cực, niềm đắng cay của anh em bạn. Chúng tôi đã xin sang thuyền câu mực của anh Phong quê Quảng Ngãi và trải qua một đêm xuống thuyền thúng, hành nghề câu mực, lênh đênh giữa biển với màn đêm đen đặc quánh trước mặt.
18g biển đã tối thui, chúng tôi xuống thúng cùng ngư dân Trần Quyết. Thúng gồm một bình ắcquy để cắm đèn đỏ chớp nháy dụ mực xà. Mấy cuộn dây cước làm nhợ, vài lưỡi câu chùm, thùng mồi làm từ những con mực nhỏ được cuộn tròn, buộc dây thun để gắn vào cây sắt phía trên chùm lưỡi. Hai cái ghế đẩu cùng một cái bộ đàm rọt rẹt tiếng được tiếng mất. Tôi và anh Quyết ngồi trên thúng. Sau khi thả thúng, tàu mẹ rời xa cách vài hải lý. Thúng câu này cách thúng kia gần 1 hải lý. Mỗi người là một khoảng mênh mông bóng đêm đen đặc quánh trước mặt. Gió rít qua tai đẩy thúng trôi đi. Tôi kéo cao cổ áo để tránh cái lạnh. Giờ đây mối dây liên lạc giữa chúng tôi và tàu mẹ chỉ là chiếc máy bộ đàm rọt rẹt.
Rùng mình, sợ! Nhưng cơn ớn lạnh dọc sống lưng của tôi cũng mau qua đi. Thay vào đó là niềm vui trước những con mực lá anh Quyết giật lên liên hồi. Anh Quyết cười để lộ hàm răng trắng trong đêm nói: “Chú em gặp hên đó, biển bữa nay lặng, gió nhẹ, mực chịu ngậm mồi, thấy vui. Nhiều đêm anh ngồi câu một mình, gió quật, sóng xô như muốn lật úp cái thúng. Giữa đêm thúng lật, trở tay không kịp, gọi bộ đàm không được là tiêu”.
Lúc còn trên tàu, Vương cũng đã kể chúng tôi nghe câu chuyện vớt được 26 ngư dân câu mực người Quảng Ngãi khi bị tàu lạ đâm chìm. Khoảng tháng 9-2010, trong một chuyến ra khơi gần đảo Đá Tây. Lúc 4g sáng, Vương bỗng nghe tiếng kêu cứu qua ICOM: “Cứu, tàu 95448 Quảng Ngãi bị đâm tại tọa độ...”. Cứu người như cứu hỏa, Vương tức tốc cho tàu lao đến tọa độ kêu cứu. Khi tới, con tàu chìm chỉ còn cái mũi nhô lên. Anh em ngư dân bơi lóp ngóp quanh tàu. Vương vớt được 25 thuyền viên cùng thuyền trưởng Lê Xuân Thu và bỏ chuyến biển, cấp tốc đưa anh em gặp nạn vào bờ.
Giữa đêm tối, các ngư dân còn sợ gặp gió độc. Gặp gió độc, nhiều ngư dân trúng gió ngất, không thể liên lạc được với tàu mẹ thì cũng tiêu luôn. “Đã có anh em gặp nạn, lạc tàu mẹ, đến khi phát hiện thì thi thể đã khô đét trong thúng từ khi nào”, Quyết kể và dặn tôi ngồi cẩn thận kẻo lộn cổ xuống biển. Lo lắng xen lẫn niềm vui trước những con mực do chính mình câu được, cuối cùng tôi cũng trải qua một đêm trắng lênh đênh giữa đại dương trên chiếc thúng tre.
Khoảng 6g sáng, tàu mẹ đi một vòng để vớt và kéo thúng chúng tôi lên. Đêm ấy chúng tôi câu được khoảng 15kg mực. Nhìn anh Quyết mắt thâm quầng, hõm sâu và tôi được biết ròng rã đã ba tháng, trải qua từng đêm trắng nhưng do giá mực trong đất liền đang rớt, chỉ còn 60.000-70.000 đồng/kg mực khô nên chưa biết khi nào đủ phí tổn cho chuyến đánh bắt để anh được về với đất liền, với vợ con. Khi được hỏi nhắm khi nào về, anh Quyết chỉ cười: “Chưa biết!”.
Theo Tuổi trẻ