Tìm kiếm cứu nạn nói chung và tìm kiếm cứu nạn trên biển nói riêng là hoạt động nhân đạo đã được quốc tế hóa và mang tính toàn cầu, thể hiện thông qua Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979 (SAR 79), Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển 1974 (SOLAS 1974) và tại mỗi quốc gia có biển, có đội tàu biển lại thể chế hóa bằng pháp luật riêng của nước mình.
Từ sự quan tâm của xã hội loài người đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển cho nên ngày nay, bất kỳ một người đi biển nào, bất kỳ một chủ tàu hay một quốc gia nào cũng đã và đang hiểu biết và thực hành hoạt động ứng phó với các tình huống tai nạn, sự cố mà trong quá trình hành hải của mình nhận biết đựơc. Chính điều đó đã góp phần to lớn trong việc hạn chế bớt những thiệt hại về người và tài sản trước những hiểm họa của thiên nhiên và những lỗi sơ suất, bất cẩn của con người gây ra.
Thiết lập một hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn từ khâu nhỏ nhất mang tính vùng, phát triển thành hệ thống quốc gia, khu vực và toàn cầu để phối hợp ứng phó với các tình huống mà con người, con tàu hoạt động trên mọi vùng biển khi gặp phải tai nạn, sự cố cần có sự trợ giúp đều có thể gửi những thông tin cấp cứu của mình đến những địa chỉ cần thiết và sau đó nhanh chóng nhận được sự trợ giúp cần thiết từ đồng loại, đưa mình thoát khỏi tình trạng nguy hiểm là điều mà thế giới hàng hải hiện nay đang triển khai thực hiện. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và duy trì hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển của quốc gia mình riêng biệt, phù hợp với tiềm năng, khả năng và đặc điểm của nền chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia mình, nhưng tựu chung đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, khuyến cáo về mô hình tổ chức tìm kiếm cứu nạn mà Tổ chức Hàng hải Thế giới đã đưa ra, bao gồm:
- Do một Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của quốc gia đảm nhiệm với đội ngũ nhân viên được huấn luyện và được trang bị các phương tiện, thiết bị tìm kiếm cứu nạn tối thiểu phục vụ cho hoạt động;
- Do người lãnh đạo có quyền lực trong việc huy động và điều hành lực lượng để tiến hành;
- Có hệ thống trực canh thu nhận thông tin báo nạn một cách hiệu quả.
Dù cách thức tổ chức như thế nào, nguồn lực huy động từ đâu và cơ chế điều hành hoạt động như thế nào thì mục đích cơ bản của mọi hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển của mỗi quốc gia nói riêng và của cả hệ thống tìm kiếm cứu nạn toàn cầu nói chung đều nhằm đạt được các mục tiêu:
- Thu nhận kịp thời, đầy đủ mọi thông tin báo nạn, tín hiệu cấp cứu mà người, phương tiện bị nạn trên biển cần sự trợ giúp đã phát ra;
- Nhanh chóng có biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp để tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn giúp đỡ người, phương tiện bị nạn;
- Đạt được hiệu quả cao nhất: Giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, hạn chế thấp nhất sự hủy hoại môi trường, trong khi chi phí cho hoạt động ứng phó là thấp nhất.
Cách thức để đạt được những mục tiêu cơ bản như trên là tổng hợp các biện pháp, giải pháp khác nhau, bao gồm từ việc đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn cho đến việc xây dựng cơ chế tổ chức điều hành, đào tạo huấn luyện liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực vận hành của từng cá nhân và hệ thống trong việc thực hành các nhiệm vụ được giao.
Việc đặt ra tiêu chí (chỉ tiêu) trong công tác tìm kiếm cứu nạn là nhằm 3 mục đích:
- Xác định mục tiêu cho tổ chức tìm kiếm cứu nạn và đội ngũ nhân viên tìm kiếm cứu nạn phải đạt được những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình sao cho đạt được các định mức trong công tác đã đặt ra;
- Công bố chính thức cho xã hội, cộng đồng nắm bắt được các định mức hoạt động mà hệ thống tìm kiếm cứu nạn của họ đang phấn đấu đạt đến, cũng như để xã hội, cơ quan có trách nhiệm đánh giá trình độ, khả năng của tổ chức tìm kiếm cứu nạn;
- Người, phương tiện bị nạn xác định được các định mức cụ thể tối thiểu cần có thì mới nhận được sự trợ giúp.
Các quốc gia trên thế giới đều đã xác định và đề ra các tiêu chí mang tính tổng quát cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn nói chung và tìm kiếm cứu nạn trên biển của quốc gia mình.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phát triển kinh tế đa dạng và hòa nhập mọi mặt với thế giới và khu vực, trong đó lĩnh vực hàng hải là tiên phong. Chúng ta đã thiết lập và đang duy trì sự hoạt động của hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển mang tính quốc gia với sự tham gia cả nhiều bộ, ngành, địa phương.
Trong những năm qua, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tìm kiếm cứu nạn quốc gia, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tổng thể cho đến nay, hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn nói chung và tìm kiếm cứu nạn trên biển nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó lớn nhất phải kể đến tính kịp thời và hiệu quả trong hoạt động là chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đòi hỏi, sự phát triển đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan là chưa cao.
Việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đòi hỏi là yêu cầu cấp bách của hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam hiện nay, trong đó phải xác định và đề ra cho được các mục tiêu, tiêu chí tổng thể, chi tiết cho các lĩnh vực nằm trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển là điều hết sức cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển, nhu cầu về nguồn lực cũng như học tập kinh nghiệm về tổ chức và điều hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển của nước ngoài, chúng ta cũng cần phải xem xét và công bố các chỉ tiêu (tiêu chí) về hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam vừa phù hợp với khả năng của hệ thống, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đòi hỏi. Các tiêu chí cần đạt tới là:
Tiêu chí về Hệ thống: Hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam mang tính khoa học, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao, là chỗ dựa tin cậy cho người đi biển trên vùng biển Việt Nam, làm tốt nghĩa vụ quốc tế của quốc gia có biển trong lĩnh vực phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Tiêu chí về chất lượng:
- Thu nhận 100% lượng thông tin báo nạn;
- Tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển ở các cấp độ khác nhau, ứng phó 100% trường hợp cần trợ giúp, trong điều kiện cho phép;
- Huy động tối đa phương tiện tại chỗ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn;
- Không có tình trạng mất an toàn trong hoạt động.
Ngoài ra, cần quy định cụ thể tiêu chí đối với nhân viên trực ban, nhân viên cứu nạn và đội ngũ thuyền viên tàu tìm kiếm cứu nạn.
Thiết lập một hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn từ khâu nhỏ nhất mang tính vùng, phát triển thành hệ thống quốc gia, khu vực và toàn cầu để phối hợp ứng phó với các tình huống mà con người, con tàu hoạt động trên mọi vùng biển khi gặp phải tai nạn, sự cố cần có sự trợ giúp đều có thể gửi những thông tin cấp cứu của mình đến những địa chỉ cần thiết và sau đó nhanh chóng nhận được sự trợ giúp cần thiết từ đồng loại, đưa mình thoát khỏi tình trạng nguy hiểm là điều mà thế giới hàng hải hiện nay đang triển khai thực hiện. Mỗi quốc gia có cách tổ chức và duy trì hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển của quốc gia mình riêng biệt, phù hợp với tiềm năng, khả năng và đặc điểm của nền chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia mình, nhưng tựu chung đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, khuyến cáo về mô hình tổ chức tìm kiếm cứu nạn mà Tổ chức Hàng hải Thế giới đã đưa ra, bao gồm:
- Do một Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của quốc gia đảm nhiệm với đội ngũ nhân viên được huấn luyện và được trang bị các phương tiện, thiết bị tìm kiếm cứu nạn tối thiểu phục vụ cho hoạt động;
- Do người lãnh đạo có quyền lực trong việc huy động và điều hành lực lượng để tiến hành;
- Có hệ thống trực canh thu nhận thông tin báo nạn một cách hiệu quả.
Dù cách thức tổ chức như thế nào, nguồn lực huy động từ đâu và cơ chế điều hành hoạt động như thế nào thì mục đích cơ bản của mọi hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển của mỗi quốc gia nói riêng và của cả hệ thống tìm kiếm cứu nạn toàn cầu nói chung đều nhằm đạt được các mục tiêu:
- Thu nhận kịp thời, đầy đủ mọi thông tin báo nạn, tín hiệu cấp cứu mà người, phương tiện bị nạn trên biển cần sự trợ giúp đã phát ra;
- Nhanh chóng có biện pháp ứng phó kịp thời, thích hợp để tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn giúp đỡ người, phương tiện bị nạn;
- Đạt được hiệu quả cao nhất: Giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, hạn chế thấp nhất sự hủy hoại môi trường, trong khi chi phí cho hoạt động ứng phó là thấp nhất.
Cách thức để đạt được những mục tiêu cơ bản như trên là tổng hợp các biện pháp, giải pháp khác nhau, bao gồm từ việc đầu tư nguồn nhân lực, trang thiết bị cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn cho đến việc xây dựng cơ chế tổ chức điều hành, đào tạo huấn luyện liên tục để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực vận hành của từng cá nhân và hệ thống trong việc thực hành các nhiệm vụ được giao.
Việc đặt ra tiêu chí (chỉ tiêu) trong công tác tìm kiếm cứu nạn là nhằm 3 mục đích:
- Xác định mục tiêu cho tổ chức tìm kiếm cứu nạn và đội ngũ nhân viên tìm kiếm cứu nạn phải đạt được những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình sao cho đạt được các định mức trong công tác đã đặt ra;
- Công bố chính thức cho xã hội, cộng đồng nắm bắt được các định mức hoạt động mà hệ thống tìm kiếm cứu nạn của họ đang phấn đấu đạt đến, cũng như để xã hội, cơ quan có trách nhiệm đánh giá trình độ, khả năng của tổ chức tìm kiếm cứu nạn;
- Người, phương tiện bị nạn xác định được các định mức cụ thể tối thiểu cần có thì mới nhận được sự trợ giúp.
Các quốc gia trên thế giới đều đã xác định và đề ra các tiêu chí mang tính tổng quát cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn nói chung và tìm kiếm cứu nạn trên biển của quốc gia mình.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phát triển kinh tế đa dạng và hòa nhập mọi mặt với thế giới và khu vực, trong đó lĩnh vực hàng hải là tiên phong. Chúng ta đã thiết lập và đang duy trì sự hoạt động của hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển mang tính quốc gia với sự tham gia cả nhiều bộ, ngành, địa phương.
Trong những năm qua, chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tìm kiếm cứu nạn quốc gia, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tổng thể cho đến nay, hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn nói chung và tìm kiếm cứu nạn trên biển nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó lớn nhất phải kể đến tính kịp thời và hiệu quả trong hoạt động là chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế đòi hỏi, sự phát triển đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan là chưa cao.
Việc đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đòi hỏi là yêu cầu cấp bách của hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam hiện nay, trong đó phải xác định và đề ra cho được các mục tiêu, tiêu chí tổng thể, chi tiết cho các lĩnh vực nằm trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển là điều hết sức cần thiết.
Căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển, nhu cầu về nguồn lực cũng như học tập kinh nghiệm về tổ chức và điều hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển của nước ngoài, chúng ta cũng cần phải xem xét và công bố các chỉ tiêu (tiêu chí) về hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam vừa phù hợp với khả năng của hệ thống, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đòi hỏi. Các tiêu chí cần đạt tới là:
Tiêu chí về Hệ thống: Hệ thống phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam mang tính khoa học, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao, là chỗ dựa tin cậy cho người đi biển trên vùng biển Việt Nam, làm tốt nghĩa vụ quốc tế của quốc gia có biển trong lĩnh vực phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Tiêu chí về chất lượng:
- Thu nhận 100% lượng thông tin báo nạn;
- Tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển ở các cấp độ khác nhau, ứng phó 100% trường hợp cần trợ giúp, trong điều kiện cho phép;
- Huy động tối đa phương tiện tại chỗ tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn;
- Không có tình trạng mất an toàn trong hoạt động.
Ngoài ra, cần quy định cụ thể tiêu chí đối với nhân viên trực ban, nhân viên cứu nạn và đội ngũ thuyền viên tàu tìm kiếm cứu nạn.
Tiêu chí hoạt động tìm kiếm cứu nạn của một số Quốc gia trên thế giới
Hoa Kỳ
Mục tiêu tổng quát:
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất sự tổn thất về người, tài sản trong tai họa hàng hải.
- Mở rộng việc nghiên cứu ra bên ngoài lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn thông qua công nghệ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, luật hóa và việc tuân thủ.
- Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Mục tiêu cụ thể:
- Cứu được ít nhất 94% số người có nguy cơ bị chết trên biển nằm trong vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Coast Guard Mỹ.
- Ngăn chặn sự mất mát tối thiểu 80% số tài sản có nguy cơ bị thiệt hại trên biển nằm trong vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Coast Guard Mỹ.
Sự sẵn sàng:
- Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SRU Unit) có thể triển khai hoạt động sau 30 phút kể từ khi nhận được thông báo sẵn sàng.
- Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SRU Unit) có mặt tại hiện trường tìm kiếm cứu nạn trong vòng 90 phút sau khi xuất phát.
Thiết bị thông tin liên lạc:
- Mạng lưới báo nạn VHF-FM: 100% hệ thống VHF-FM bao phủ và thu nhận tín hiệu xung quanh vị trí lắp đặt đài với khoảng cách 20 hải lý.
- Phao chỉ báo vị trí khẩn cấp 406 MHz (EPIRB): có thể sử dụng tối đa thiết bị EPIRP ngoài khơi.
- Chỉ huy và điều hành: Hành động tức thời phải được đưa ra trong vòng 05 phút sau khi nhận được thông báo khẩn cấp.
Hệ thống AMVER: Sử dụng tối đa Hệ thống AMVER để phát hiện các phương tiện có khả năng giúp đỡ hoạt động cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Cần tăng thêm sự tự nguyện tham gia của các tàu.
Công tác huấn luyện: 100% nhân viên tìm kiếm cứu nạn tham gia huấn luyện, đào tạo lập kế hoạch từ cấp độ nhóm, khu vực tại Trung tâm đào tạo tìm kiếm cứu nạn.
Nhật Bản
- Duy trì chế độ thường trực 24 giờ/ngày với tàu thủy và máy bay để ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp trên biển.
- Đội cứu nạn khẩn cấp với trang bị đặc chủng, được huấn luyện nghiệp vụ kỹ càng, sẵn sàng đến những nơi xảy ra tai họa một cách nhanh nhất để cứu nạn người trong hoạn nạn.
- Tổ chức các hành động để cảnh báo và hướng dẫn việc phòng tránh các tai nạn và sự cố trên biển.
Hoa Kỳ
Mục tiêu tổng quát:
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất sự tổn thất về người, tài sản trong tai họa hàng hải.
- Mở rộng việc nghiên cứu ra bên ngoài lĩnh vực tìm kiếm, cứu nạn thông qua công nghệ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, luật hóa và việc tuân thủ.
- Duy trì sự lãnh đạo toàn cầu đối với hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Mục tiêu cụ thể:
- Cứu được ít nhất 94% số người có nguy cơ bị chết trên biển nằm trong vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Coast Guard Mỹ.
- Ngăn chặn sự mất mát tối thiểu 80% số tài sản có nguy cơ bị thiệt hại trên biển nằm trong vùng trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn của Coast Guard Mỹ.
Sự sẵn sàng:
- Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SRU Unit) có thể triển khai hoạt động sau 30 phút kể từ khi nhận được thông báo sẵn sàng.
- Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SRU Unit) có mặt tại hiện trường tìm kiếm cứu nạn trong vòng 90 phút sau khi xuất phát.
Thiết bị thông tin liên lạc:
- Mạng lưới báo nạn VHF-FM: 100% hệ thống VHF-FM bao phủ và thu nhận tín hiệu xung quanh vị trí lắp đặt đài với khoảng cách 20 hải lý.
- Phao chỉ báo vị trí khẩn cấp 406 MHz (EPIRB): có thể sử dụng tối đa thiết bị EPIRP ngoài khơi.
- Chỉ huy và điều hành: Hành động tức thời phải được đưa ra trong vòng 05 phút sau khi nhận được thông báo khẩn cấp.
Hệ thống AMVER: Sử dụng tối đa Hệ thống AMVER để phát hiện các phương tiện có khả năng giúp đỡ hoạt động cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Cần tăng thêm sự tự nguyện tham gia của các tàu.
Công tác huấn luyện: 100% nhân viên tìm kiếm cứu nạn tham gia huấn luyện, đào tạo lập kế hoạch từ cấp độ nhóm, khu vực tại Trung tâm đào tạo tìm kiếm cứu nạn.
Nhật Bản
- Duy trì chế độ thường trực 24 giờ/ngày với tàu thủy và máy bay để ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp trên biển.
- Đội cứu nạn khẩn cấp với trang bị đặc chủng, được huấn luyện nghiệp vụ kỹ càng, sẵn sàng đến những nơi xảy ra tai họa một cách nhanh nhất để cứu nạn người trong hoạn nạn.
- Tổ chức các hành động để cảnh báo và hướng dẫn việc phòng tránh các tai nạn và sự cố trên biển.
Theo Báo GTVT