Hệ thống thông báo tàu của quốc gia nào cũng bắt buộc tàu thuyền của quốc gia đó phải chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong suốt quá trình hoạt động trong vùng nước trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn...
Việc thiết lập và duy trì Hệ thống Thông báo tàu thuyền Việt Nam (VIEREP - Vietnam ship reporting system) là nhằm thực hiện các mục tiêu:
Theo dõi tổng thể tình hình hoạt động của phương tiện trên vùng biển trách nhiệm; Theo dõi tình trạng hoạt động của từng phương tiện, thiết bị bắt buộc phải tham gia và các phương tiện thiết bị không bắt buộc nhưng tình nguyện tham gia; Trong trường hợp các báo cáo không được gửi về đúng thời hạn quy định, vấn đề an toàn của tàu được nâng thành vấn đề quan tâm, tìm hiểu và đánh giá.
Khi cần thiết phải tổ chức hoạt động Tìm kiếm cứu nạn thích ứng; Có thể xem xét, lựa chọn và cử phương tiện thích hợp tham gia các hoạt động ứng phó tình huống tai nạn, sự cố trên biển kịp thời và hiệu quả nhất; Khi đã nắm bắt, theo dõi được tổng thể tình hình hoạt động của các phương tiện, thiết bị trên vùng biển thuộc trách nhiệm, các quốc gia quản lý có thể ứng dụng vào hoạt động quản lý nhà nước vùng biển, sẵn sàng đối phó với các tình huống buôn lậu, buôn bán nô lệ, cướp biển hay các hoạt động xâm nhập trái phép bằng đường biển. Thậm chí còn phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng... khẳng định chủ quyền vùng biển mà mình đang quản lý.
Với bề dày về kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động phối hợp Tìm kiếm cứu nạn trên biển, chấp hành các quy định của luật pháp, khuyến cáo của quốc tế thông qua các Công ước, Hiệp định, Thỏa thuận quốc tế..., nhìn chung các quốc gia hàng hải phát triển trên thế giới đều đã thành lập và đang duy trì Hệ thống thông báo tàu thuyền của quốc gia mình để nắm chắc số lượng, vị trí, tình trạng các phương tiện, thiết bị hoạt động trên vùng biển trách nhiệm do quốc gia mình quản lý phục vụ cho mục tiêu nâng cao an toàn hàng hải, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên biển.
Các hệ thống đang hoạt động, khai thác và phát huy có hiệu quả tính năng của nó là Hệ thống báo cáo tàu của Hoa kỳ (Automated Mutual assitance Vessel Rescue - Hệ thống tự động nhận dạng tàu trợ giúp Tìm kiếm cứu nạn-AMVER), Hệ thống báo cáo tàu Nhật Bản (JASREP), Hệ thống thông báo tàu Australia (Ship reporting instructions for the Australian area - AUSREP)...
Bên cạnh Hệ thống thông báo tàu mang tính quốc gia, dựa trên đặc điểm về tình hình địa lý, mức độ an toàn trong khu vực liên quan đến hành hải, cướp biển, thời tiết... một số quốc gia còn lập thêm hệ thống thông báo tàu mang tính cục bộ, địa phương để theo dõi tình trạng tàu thuyền khi hành hải hoạt động trong khu vực đó (chẳng hạn Hệ thống Thông báo tàu REEFREP của Australia).
Một đặc điểm chung là Hệ thống thông báo tàu của quốc gia nào cũng bắt buộc tàu thuyền của quốc gia đó phải chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong suốt quá trình hoạt động trong vùng nước trách nhiệm Tìm kiếm cứu nạn, còn đối với tàu thuyền mang quốc tịch nước ngoài chỉ yêu cầu chấp hành mang tính cưỡng chế khi hoạt động trong nội địa, còn lại thì tùy thuộc vào tính tự nguyện của người điều khiển phương tiện.
Cùng với sự phát triển chung của nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, các hình thức hoạt động của Hệ thống thông báo tàu ngày càng được ứng dụng rộng rãi với các phương thức ngày càng giản tiện cho người báo cáo và người nhận báo cáo.
Ngày nay, phương thức báo cáo và cập nhật tự động các thông tin về tàu thuyền đang được phát triển, điều đó càng thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của nhiều tàu thuyền quốc tịch nước ngoài khi hoạt động trên vùng biển của quốc gia khác hay ngoài biển cả, đại dương.
Hệ thống hoạt động còn được sự tham gia nhiệt tình của chủ tàu hay người điều hành phương tiện, bên cạnh phục vụ cho chính sự an toàn của bản thân họ còn một phần là do các bản thông tin, báo cáo theo quy định ngày càng được tự động hóa, điều đó đồng nghĩa với việc cước phí, chi phí cho việc gửi thông tin này ngày càng giảm, thậm chí miễn phí hoàn toàn.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác cập nhật theo dõi tình hình hoạt động tàu thuyền hoạt động trên biển Việt Nam phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam thời gian qua chưa được chú trọng và triển khai. Chính vì vậy, công tác xác định và huy động tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia vào hoạt đông Tìm kiếm cứu nạn trên biển của cơ quan chức năng là vô cùng khó khăn và hầu như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Theo dõi tổng thể tình hình hoạt động của phương tiện trên vùng biển trách nhiệm; Theo dõi tình trạng hoạt động của từng phương tiện, thiết bị bắt buộc phải tham gia và các phương tiện thiết bị không bắt buộc nhưng tình nguyện tham gia; Trong trường hợp các báo cáo không được gửi về đúng thời hạn quy định, vấn đề an toàn của tàu được nâng thành vấn đề quan tâm, tìm hiểu và đánh giá.
Khi cần thiết phải tổ chức hoạt động Tìm kiếm cứu nạn thích ứng; Có thể xem xét, lựa chọn và cử phương tiện thích hợp tham gia các hoạt động ứng phó tình huống tai nạn, sự cố trên biển kịp thời và hiệu quả nhất; Khi đã nắm bắt, theo dõi được tổng thể tình hình hoạt động của các phương tiện, thiết bị trên vùng biển thuộc trách nhiệm, các quốc gia quản lý có thể ứng dụng vào hoạt động quản lý nhà nước vùng biển, sẵn sàng đối phó với các tình huống buôn lậu, buôn bán nô lệ, cướp biển hay các hoạt động xâm nhập trái phép bằng đường biển. Thậm chí còn phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng... khẳng định chủ quyền vùng biển mà mình đang quản lý.
Với bề dày về kinh nghiệm tổ chức, điều hành hoạt động phối hợp Tìm kiếm cứu nạn trên biển, chấp hành các quy định của luật pháp, khuyến cáo của quốc tế thông qua các Công ước, Hiệp định, Thỏa thuận quốc tế..., nhìn chung các quốc gia hàng hải phát triển trên thế giới đều đã thành lập và đang duy trì Hệ thống thông báo tàu thuyền của quốc gia mình để nắm chắc số lượng, vị trí, tình trạng các phương tiện, thiết bị hoạt động trên vùng biển trách nhiệm do quốc gia mình quản lý phục vụ cho mục tiêu nâng cao an toàn hàng hải, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên biển.
Các hệ thống đang hoạt động, khai thác và phát huy có hiệu quả tính năng của nó là Hệ thống báo cáo tàu của Hoa kỳ (Automated Mutual assitance Vessel Rescue - Hệ thống tự động nhận dạng tàu trợ giúp Tìm kiếm cứu nạn-AMVER), Hệ thống báo cáo tàu Nhật Bản (JASREP), Hệ thống thông báo tàu Australia (Ship reporting instructions for the Australian area - AUSREP)...
Bên cạnh Hệ thống thông báo tàu mang tính quốc gia, dựa trên đặc điểm về tình hình địa lý, mức độ an toàn trong khu vực liên quan đến hành hải, cướp biển, thời tiết... một số quốc gia còn lập thêm hệ thống thông báo tàu mang tính cục bộ, địa phương để theo dõi tình trạng tàu thuyền khi hành hải hoạt động trong khu vực đó (chẳng hạn Hệ thống Thông báo tàu REEFREP của Australia).
Một đặc điểm chung là Hệ thống thông báo tàu của quốc gia nào cũng bắt buộc tàu thuyền của quốc gia đó phải chấp hành, tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong suốt quá trình hoạt động trong vùng nước trách nhiệm Tìm kiếm cứu nạn, còn đối với tàu thuyền mang quốc tịch nước ngoài chỉ yêu cầu chấp hành mang tính cưỡng chế khi hoạt động trong nội địa, còn lại thì tùy thuộc vào tính tự nguyện của người điều khiển phương tiện.
Cùng với sự phát triển chung của nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, các hình thức hoạt động của Hệ thống thông báo tàu ngày càng được ứng dụng rộng rãi với các phương thức ngày càng giản tiện cho người báo cáo và người nhận báo cáo.
Ngày nay, phương thức báo cáo và cập nhật tự động các thông tin về tàu thuyền đang được phát triển, điều đó càng thúc đẩy sự tham gia tự nguyện của nhiều tàu thuyền quốc tịch nước ngoài khi hoạt động trên vùng biển của quốc gia khác hay ngoài biển cả, đại dương.
Hệ thống hoạt động còn được sự tham gia nhiệt tình của chủ tàu hay người điều hành phương tiện, bên cạnh phục vụ cho chính sự an toàn của bản thân họ còn một phần là do các bản thông tin, báo cáo theo quy định ngày càng được tự động hóa, điều đó đồng nghĩa với việc cước phí, chi phí cho việc gửi thông tin này ngày càng giảm, thậm chí miễn phí hoàn toàn.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác cập nhật theo dõi tình hình hoạt động tàu thuyền hoạt động trên biển Việt Nam phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và hoạt động tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam thời gian qua chưa được chú trọng và triển khai. Chính vì vậy, công tác xác định và huy động tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia vào hoạt đông Tìm kiếm cứu nạn trên biển của cơ quan chức năng là vô cùng khó khăn và hầu như chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Với hiệu quả đạt được từ các Hệ thống thông báo tàu mà các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện cộng với sự cấp bách cần phải áp dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao năng lực hoạt động cho Hệ thống tìm kiếm cứu nạn trên biển Việt Nam thì cấp thiết trong thời gian tới, Việt Nam cần triển khai thiết lập và duy trì hoạt động của Hệ thống thông báo tàu Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu trên.
Theo báo GTVT