Hệ thống GMDSS ra đời thông qua việc sửa đổi và bổ xung SOLAS 74 với mục đích củng cố thêm hệ thống thông tin hàng hải. Với các chức năng chủ yếu là: thông tin phục vụ tìm kiếm và cứu nạn trên biển, thông tin an toàn hàng hải và thông tin thương mại.
Thông tin cứu nạn Hàng Hải:
- Đảm bảo cho tàu khi bị tai nạn có khả năng phát được tín hiệu báo động cứu nạn tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC, MRCC (Rescue. Co-odenation Center, MRCC Maritime). Khi MRCC thu được tín hiệu báo động cứu nạn có thể qua đài thông tin duyên hải hoặc qua đài cứu nạn hoặc các tàu đang ở trong vùng tai nạn. Một bức điện báo động cứu nạn phải bao gồm các thông tin về số nhận dạng của tàu, vị trí, tính chất bị nạn và các thông số khác.
- Thông tin báo động cứu nạn trong hệ thống GMDSS được thiết kế theo cả 3 chiều : Từ tàu tới bờ, tàu tới tàu, bờ tới tàu ở tất cả các vùng biển. Chức năng này được thiết kế cả hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất.
- Một tín hiệu báo động cứu nạn thông thường được thực hiện nhân công và việc thực hiện xác báo cũng phải được thực hiện nhân công.
- Khi một tàu bị chìm sẽ có phương tiện phát tín hiệu báo động khẩn cấp EPIRB thiết bị này có khả năng kích hoạt tự động.
- Tín hiệu chuyển tiếp báo động cấp cứu từ tàu đến các tàu quanh vùng tai nạn được thực hiện cả bằng phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất ở các tần số thích hợp. Thông thường hướng từ bờ đến tàu được thực hiện theo cách địa chỉ theo vùng địa lý.
Thông tin cứu nạn Hàng Hải:
- Đảm bảo cho tàu khi bị tai nạn có khả năng phát được tín hiệu báo động cứu nạn tới một trung tâm phối hợp cứu nạn RCC, MRCC (Rescue. Co-odenation Center, MRCC Maritime). Khi MRCC thu được tín hiệu báo động cứu nạn có thể qua đài thông tin duyên hải hoặc qua đài cứu nạn hoặc các tàu đang ở trong vùng tai nạn. Một bức điện báo động cứu nạn phải bao gồm các thông tin về số nhận dạng của tàu, vị trí, tính chất bị nạn và các thông số khác.
- Thông tin báo động cứu nạn trong hệ thống GMDSS được thiết kế theo cả 3 chiều : Từ tàu tới bờ, tàu tới tàu, bờ tới tàu ở tất cả các vùng biển. Chức năng này được thiết kế cả hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất.
- Một tín hiệu báo động cứu nạn thông thường được thực hiện nhân công và việc thực hiện xác báo cũng phải được thực hiện nhân công.
- Khi một tàu bị chìm sẽ có phương tiện phát tín hiệu báo động khẩn cấp EPIRB thiết bị này có khả năng kích hoạt tự động.
- Tín hiệu chuyển tiếp báo động cấp cứu từ tàu đến các tàu quanh vùng tai nạn được thực hiện cả bằng phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất ở các tần số thích hợp. Thông thường hướng từ bờ đến tàu được thực hiện theo cách địa chỉ theo vùng địa lý.
Thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn:
- Nói chung thông tin là cần thiết cho việc phối hợp giữa các tàu và máy bay đi tìm kiếm cứu nạn. Trong đó có cả RCC với người chỉ huy hiện trường ở trong vùng cứu nạn.
- Các bức điện phục vụ tìm kiếm và cứu nạn được phát theo cả hai chiều bởi phương thức thoại và phương thức truyền chữ trực tiếp.
- Các công nghệ thông tin được sử dụng trong thông tin này là thoại truyền chữ hoặc cả hai, cả bằng phương thức mặt đất lẫn vệ tinh tuỳ vào điều kiện thông tin trong vùng bị nạn.
- Thông tin hiện trường thường được sử dụng ở dải sóng MF và VHF bằng thoại hoặc truyền chữ trực tiếp NBDP.
Thông tin dùng để tìm kiếm vị trí của tàu hoặc xuồng cứu sinh khi bị nạnTrong hệ thống GMDSS được thực hiện bởi SARTS - SAR RADAR TRANSPONDERS - thiết bị phát đáp Radar.
Thông tin phục vụ an toàn hàng hải MSICác tàu cần phải được cung cấp các thông tin cập nhật về dự báo hàng hải, dự báo khí tượng cũng như các thông tin an toàn hàng hải khẩn cấp khác.
- MSI được thông tin bởi phương thức NBDP chế độ phát FEC ở tần số 518 KHz, với những tàu hoạt động ngoài vùng phủ sóng NAVTEX thì các thông tin an toàn hàng hải được cung cấp qua dịch vụ EGC của hệ thống INMARSAT ở các vùng biển vĩ tuyến cao hoặc các vùng biển xa thực hiện bằng NBDP ở dải sóng HF.
- Thông tin buồng lái với buồng lái : là các thông tin an toàn giữa các tàu ở các vị trí chạy tàu bình thường được thực hiện bởi thoại VHF.
Thông tin thương mại
Là các thông tin giữa đội tàu với các mạng thông tin ở bờ bao gồm các nội dung quản lý và khai thác đội tàu, nó cũng có vai trò quan trọng trong an toàn Hàng Hải.
Tóm lại, hệ thống GMDSS có 9 chức năng thông tin chính cần được thực hiện bởi tất cả các tàu. Song song với việc này là yêu cầu về trang thiết bị vô tuyến cần thiết để thực hiện các chức năng đó trong những vùng biển mà tàu đang hoạt động. Nói cách khác, bất kể hoạt động ở vùng biển nào mỗi tàu phải được trang bị thiết bị vô tuyến có khả năng thực hiện 9 chức năng thông tin xuyên suốt cuộc hành trình của mình. 9 Chức năng đó là:
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ.
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu.
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu.
- Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn.
- Phát và thu các thông tin hiện trường.
- Phát và thu các tín hiệu định vị.
- Phát và thu các thông tin an toàn Hàng Hải.
- Phát và thu các thông tin thông thường.
- Thông tin buồng lái.
Theo Hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam