Chủ tàu, thuyền trưởng điều khiển tàu đánh bắt cá ngoài khơi khi gặp các tình huống khẩn cấp, cần liên lạc với Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam để yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi có sự cố mất an toàn trên biển. Số điện thoại của Trung tâm trực 24/24h để thực hiện các yêu cầu khi gặp nạn là: 04.37683050, Fax: 04.37683048.
Bên cạnh đó, trung tâm còn thực hiện việc trực canh cấp cứu cho tàu cá thu phát trên tần số 7903KHz hoặc phát bản tin thời tiết trên tần số 7906 KHz. Chú ý, thuyền trưởng chưa cho tàu, thuyền ra khơi xa ngoài phao số 0 khi thiếu thiết bị thu phát thông tin liên lạc (MF/HF) phù hợp trên biển.
Tàu thuyền hoạt động trong mùa mưa bão, từ tháng 5 đến hết tháng 12 phải đặc biệt quan tâm, nghe và cập nhật bản tin dự báo thời tiết hàng ngày để có thông tin kịp thời về bão, thời tiết xấu và chủ động phòng tránh, đưa tàu về nơi neo đậu, trú ẩn an toàn gần nhất. Khi gặp sự cố cần trợ giúp, phải gọi tới các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải hoặc các đài thông tin duyên hải, thông báo: tên tàu, vị trí tọa độ, thời gian bị nạn, tình hình tai nạn, số người trên tàu, tình trạng sóng gió... và giữ liên lạc thường xuyên
Khi cần cấp cứu phải phát tín hiệu: Mayday, Mayday, Mayday… hoặc Cấp cứu, Cấp cứu, Cấp cứu...
Với các tàu thuyền thường xuyên đánh bắt cá xa bờ, ngư dân cần chuẩn bị thuốc men ra sao phòng trường hợp có người ốm đau trong chuyến đi dài ngày trên biển để kịp thời sử dụng sơ cứu và điều trị một số tai nạn hoặc bệnh lý thông thường hay gặp trên tàu nhằm phòng tránh hậu quả nguy hại đến tính mạng thuyền viên, ngư dân cần chuẩn bị một số thiết bị, dụng cụ sau: một túi đựng thuốc bằng chất liệu túi da hoặc hộp nhựa cứng.
Khi cần cấp cứu phải phát tín hiệu: Mayday, Mayday, Mayday… hoặc Cấp cứu, Cấp cứu, Cấp cứu...
Với các tàu thuyền thường xuyên đánh bắt cá xa bờ, ngư dân cần chuẩn bị thuốc men ra sao phòng trường hợp có người ốm đau trong chuyến đi dài ngày trên biển để kịp thời sử dụng sơ cứu và điều trị một số tai nạn hoặc bệnh lý thông thường hay gặp trên tàu nhằm phòng tránh hậu quả nguy hại đến tính mạng thuyền viên, ngư dân cần chuẩn bị một số thiết bị, dụng cụ sau: một túi đựng thuốc bằng chất liệu túi da hoặc hộp nhựa cứng.
Cơ số thuốc tối thiểu chuẩn bị cho 10 người đi biển bao gồm: Kháng sinh điều trị nhiễm trùng Cephalexin 0,5g: 60 viên; Hạ sốt, giảm đau Panadol: 20 viên; Cảm sốt Decolgen: 20 viên; Đau dạ dày Phosphalugel: 20 gói; Omeprazol 20mg: 60 viên; Ngộ độc thức ăn Natri bicacbonat: 20 viên; Berberin: 2 lọ; Chống mất nước do nôn mửa, tiêu chảy Orezol: 10 gói; Salonpas: 2 hộp; Giảm đau cơ bắp: Dầu nóng: 2 lọ; Chống dị ứng Promethazin 25mg: 30 viên.
Một số trang thiết bị cần thiết sơ, cấp cứu gồm: Bông hút nước: 0,5kg; Băng thun cỡ lớn: 2 cuộn; Băng cuộn vải cỡ lớn: 10 cuộn; Băng gạc cỡ lớn: 20 miếng; Băng dính: 20 cuộn; Cồn sát trùng iot: 2 lọ; Nẹp cố định gãy xương đùi: 1 bộ; Nẹp cố định gãy xương cánh tay: 1 bộ. Chất liệu túi thuốc phải là túi da hoặc hộp nhựa cứng và phải trang bị đầy đủ, đúng hướng dẫn. Thuốc phải được bảo quản tốt và sử dụng đúng mục đích.
Tránh mất nước để duy trì sự sống
Một số trang thiết bị cần thiết sơ, cấp cứu gồm: Bông hút nước: 0,5kg; Băng thun cỡ lớn: 2 cuộn; Băng cuộn vải cỡ lớn: 10 cuộn; Băng gạc cỡ lớn: 20 miếng; Băng dính: 20 cuộn; Cồn sát trùng iot: 2 lọ; Nẹp cố định gãy xương đùi: 1 bộ; Nẹp cố định gãy xương cánh tay: 1 bộ. Chất liệu túi thuốc phải là túi da hoặc hộp nhựa cứng và phải trang bị đầy đủ, đúng hướng dẫn. Thuốc phải được bảo quản tốt và sử dụng đúng mục đích.
Tránh mất nước để duy trì sự sống
Trong trường hợp bất ngờ gặp sự cố trên biển mà phải chờ một thời gian mới có thể tiếp cận được tàu thuyền cứu nạn thì ứng phó :
Nhằm duy trì sự sống trên biển khi gặp nạn mà phải chờ một thời gian để được cứu hộ cứu nạn, cần lưu ý việc chống mất nước để duy trì sự sống.
Nhịn ăn có thể sống được hàng tuần, thậm chí hàng tháng nhưng nhịn uống con người chỉ có thể sống được vài ngày và sẽ chết khi cơ thể mất nước 15% - 20% thể trọng. Vì thế, lượng nước tối thiểu được cung cấp trên xuồng cứu sinh là 0,5l/người/ngày. Khi dùng phải hết sức tiết kiệm nước. Khi có thời cơ phải tranh thủ bổ sung nước (hứng nước mưa, thậm chí dự trữ cả nước tiểu của mình). Luôn luôn có dụng cụ sẵn sàng hứng nước mưa. Sang ngày thứ hai sau lúc bị nạn mới được sử dụng nguồn nước dự trữ trên tàu, xuồng. Mỗi một ngày chỉ được uống dưới 500ml nước/người, chia làm 3- 4 lần. Khi sắp hết thì rút xuống còn ít hơn, chủ yếu dùng để thấm miệng và cổ họng.
Nhịn ăn có thể sống được hàng tuần, thậm chí hàng tháng nhưng nhịn uống con người chỉ có thể sống được vài ngày và sẽ chết khi cơ thể mất nước 15% - 20% thể trọng. Vì thế, lượng nước tối thiểu được cung cấp trên xuồng cứu sinh là 0,5l/người/ngày. Khi dùng phải hết sức tiết kiệm nước. Khi có thời cơ phải tranh thủ bổ sung nước (hứng nước mưa, thậm chí dự trữ cả nước tiểu của mình). Luôn luôn có dụng cụ sẵn sàng hứng nước mưa. Sang ngày thứ hai sau lúc bị nạn mới được sử dụng nguồn nước dự trữ trên tàu, xuồng. Mỗi một ngày chỉ được uống dưới 500ml nước/người, chia làm 3- 4 lần. Khi sắp hết thì rút xuống còn ít hơn, chủ yếu dùng để thấm miệng và cổ họng.
Nếu trên tàu, xuồng cấp cứu có chứa thuốc khử mặn, phải sử dụng theo hướng dẫn ghi trên các gói thuốc và bình chưng cất nước. Một số trường hợp có thể sử dụng nước biển pha nước ngọt để chống khát. Tuy nhiên, lượng nước biển sử dụng không quá 200 - 300ml/người/ngày.
Theo bienphongvietnam.com.vn