Trong chiến dịch “Kết nối biển Đông”, Công ty VISHIPEL, đơn vị được giao nhiệm vụ vận hành hệ thống Đài thông tin Duyên hải, đã tổ chức chương trình “Kết nối Biển Đông cùng VISHIPEL”. Phóng viên Tạp chí CNTT-TT đã trao đổi với ông Phan Ngọc Quang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty về chương trình này.
Ông Phan Ngọc Quang: Chiến dịch Kết nối Biển Đông là một trong nhiều chiến dịch được phát động phù hợp với nhu cầu thực tế và là chiến dịch có ý nghĩa rất lớn trong công tác đại đoàn kết dân tộc, chung tay cùng cộng đồng, củng cố niềm tin cho ngư dân yên tâm bám biển. Là đơn vị quản lý khai thác vận hành hệ thống Đài Thông tin duyên hải Việt Nam, VISHIPEL hiện đang thực hiện một số các hoạt động hưởng ứng chiến dịch như: Ủng hộ Chiến dịch bằng 20 bộ thiết bị liên lạc (10 thiết bị ICOM-M718, 10 phao cấp cứu vệ tinh EPIRB) với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng; Tổ chức sự kiện nội bộ vận động toàn bộ người lao động công ty nhắn tin hưởng ứng chiến dịch, quảng bá tuyên truyền về chiến dịch trên sóng thông tin duyên hải; Sẵn sàng hỗ trợ lắp đặt các thiết bị thông tin quyên góp được sau chiến dịch, đào tạo ngư dân để khai thác sử dụng thiết bị được hiệu quả nhất.
PV. VISHIPEL có các sản phẩm, dịch vụ gì đáp ứng được nhu cầu của ngư dân?
Ông Phan Ngọc Quang: VISHIPEL được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống các đài Thông tin duyên hải, xây dựng phù hợp theo các công ước quốc tế và được bố trí dọc theo bở biển Việt Nam. Nhờ vậy, VISHIPEL có thể đáp ứng mọi nhu cầu về thông tin liên lạc qua sóng vệ tinh và sóng vô tuyến điện cho mọi đối tượng hoạt động trên biển.
Đối với ngư dân hoạt động đánh bắt trên biển, VISHPEL dành riêng 02 tần số với dải tần phù hợp với các thiết bị liên lạc sóng vô tuyến lắp đặt trên tàu cá là tần số 7906 kHz để cung cấp bản tin dự báo thời tiết biển, cảnh báo thiên tai và tần số 7903 kHz trực canh 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần kể cả những ngày lễ tết để sẵn sàng tiếp nhận tin cấp cứu, báo nạn từ tàu cá.
Đối với ngư dân hoạt động đánh bắt trên biển, VISHPEL dành riêng 02 tần số với dải tần phù hợp với các thiết bị liên lạc sóng vô tuyến lắp đặt trên tàu cá là tần số 7906 kHz để cung cấp bản tin dự báo thời tiết biển, cảnh báo thiên tai và tần số 7903 kHz trực canh 24/24 giờ, 7 ngày/ tuần kể cả những ngày lễ tết để sẵn sàng tiếp nhận tin cấp cứu, báo nạn từ tàu cá.
PV. Trong quá trình triển khai, VISHIPEL có những thuận lợi và khó khăn gì?
Ông Phan Ngọc Quang: Do hoạt động của VISHIPEL gắn liền với hỗ trợ người đi biển nên trong quá trình triển khai chương trình hưởng ứng chiến dịch Kết nối Biển đông, VISHPEL không gặp khó khăn gì lớn. Trước khi có chiến dịch Kết nối Biển Đông, VIHSIPEL đã chủ động xây dựng chương trình “Tiếp sức ra khơi” để hỗ trợ tàu cá hoạt động trên biển. Tại huyện đảo Lý Sơn, đại diện của VISHIPEL tại Đà Nẵng đã trao tặng 2 phần quà gồm các thiết bị thông tin liên lạc cho 2 tàu cá QNg 96787-TS và QNg 90153-TS là hai chiếc tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi từng bị tàu Trung Quốc khống chế và tấn công khi đang hoạt động trên Biển Đông ngày 06/7/2013.
Ông Phan Ngọc Quang: Do hoạt động của VISHIPEL gắn liền với hỗ trợ người đi biển nên trong quá trình triển khai chương trình hưởng ứng chiến dịch Kết nối Biển đông, VISHPEL không gặp khó khăn gì lớn. Trước khi có chiến dịch Kết nối Biển Đông, VIHSIPEL đã chủ động xây dựng chương trình “Tiếp sức ra khơi” để hỗ trợ tàu cá hoạt động trên biển. Tại huyện đảo Lý Sơn, đại diện của VISHIPEL tại Đà Nẵng đã trao tặng 2 phần quà gồm các thiết bị thông tin liên lạc cho 2 tàu cá QNg 96787-TS và QNg 90153-TS là hai chiếc tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi từng bị tàu Trung Quốc khống chế và tấn công khi đang hoạt động trên Biển Đông ngày 06/7/2013.
PV. Ông có kiến nghị gì với Ban tổ chức chiến dịch không?
Ông Phan Ngọc Quang: Hiện nay, có nhiều chương trình hỗ trợ cho ngư dân thông qua các tàu, các chủ tàu cá. Cộng đồng đang mong muốn các Bộ, Ngành phát động thêm nhiều chiến dịch hỗ trợ ngư dân, giúp ngư dân yên tâm bám biển.
Ông Phan Ngọc Quang: Hiện nay, có nhiều chương trình hỗ trợ cho ngư dân thông qua các tàu, các chủ tàu cá. Cộng đồng đang mong muốn các Bộ, Ngành phát động thêm nhiều chiến dịch hỗ trợ ngư dân, giúp ngư dân yên tâm bám biển.
PV. Ông có lời khuyên gì cho bà con ngư dân?
Ông Phan Ngọc Quang: Với vai trò là đơn vị quản lý khai thác Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam tôi khuyên cáo bà con ngư dân về việc “Ra khơi là phải có phương tiện thông tin liên lạc” . Bà con ngư dân cũng cần lưu ý rằng kỹ năng khai thác thiết bị liên lạc đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an toàn sinh mạng và tài sản trên biển. Những kỹ năng như: Đánh bắt gần bờ hay xa bờ thì cần trang bị loại phương tiện nào cho phù hợp, hay như bảo quản và vận hành trang thiết bị, hạn chế và khắc phục sự cố, canh nghe các bản tin thời tiết, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn như thế nào? Khi cần thiết thì ngư dân gọi cho ai?, trên tần số nào và gọi như thế nào để được hỗ trợ nhanh nhất chính xác nhất ? Để có được những kỹ năng đó, chỉ cần bà con tham gia các chương trình phổ biến kiến thức do các đài Thông tin duyên hải tổ chức tại địa phương hoặc hỏi tư vấn bất kỳ đài Thông tin duyên hải nào trên toàn hệ thống.
PV. Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trao đổi.
Theo ITC