Theo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, năm qua, tính chủ động trong công tác tìm kiếm cứu nạn của một số địa phương, ngành chưa cao; việc nắm tình hình, tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến quản lý, điều động tàu thuyền cứu nạn còn chậm, hoặc thiếu chính xác; nhiều vụ việc chưa đến mức phải yêu cầu Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn xử lý, nhưng địa phương vẫn yêu cầu gấp, gây tốn kém, lãng phí.
Điển hình như vụ tàu BTh-99611 với 7 lao động bị hỏng máy thả trôi ngày 14-9-2012, địa phương có văn bản đề nghị, nhưng khi tàu HQ-787 từ xa đến cứu nạn thì phát hiện có 3 tàu cá khác đang hoạt động gần đó; vụ tàu ĐNa-90375 với 13 lao động, ngày 10-10-2012, bị hỏng máy thả trôi cách mũi Đại Lãnh, Khánh Hòa 60 hải lý, tỉnh yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, nhưng trước khi tàu cứu nạn xuất phát vẫn không liên lạc được với tàu cá bị nạn; hai ngày sau, khi liên lạc được thì tàu cá đã tự khắc phục được máy và chạy vào bờ, nhưng không báo lại cơ quan chức năng.
Thông tin tìm kiếm cứu nạn hiện vẫn là khâu yếu, với gần 1/2 số thông tin không chính xác, gây khó khăn, tốn kém trong điều hành, xử lý. Việc tổ chức sản xuất trên biển còn bất cập, do nhiều phương tiện làm ăn, đánh bắt hải sản nhỏ lẻ, nên không hỗ trợ, giúp đỡ nhau kịp thời khi bị tai nạn, sự cố. Bộ NN và PTNT đang khẩn trương xây dựng dự án quản lý tàu, thuyền và ngư dân hoạt động trên biển.
Thông tin tìm kiếm cứu nạn hiện vẫn là khâu yếu, với gần 1/2 số thông tin không chính xác, gây khó khăn, tốn kém trong điều hành, xử lý. Việc tổ chức sản xuất trên biển còn bất cập, do nhiều phương tiện làm ăn, đánh bắt hải sản nhỏ lẻ, nên không hỗ trợ, giúp đỡ nhau kịp thời khi bị tai nạn, sự cố. Bộ NN và PTNT đang khẩn trương xây dựng dự án quản lý tàu, thuyền và ngư dân hoạt động trên biển.
Theo qdnd.vn