Trước yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta nhận thức sâu sắc về phát triển kinh tế độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia giàu mạnh về biển.
Nỗi niềm đánh bắt xa bờ
Đi khơi từ lúc 15 tuổi, trải qua không biết bao nhiêu trận bão biển kinh hoàng, ông Nguyễn Dương (thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) giờ đã là ông chủ của con tàu có công suất lên đến 510 mã lực. Ngư dân có tàu to như ông ở Quảng Bình chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. ông bảo: "Chỉ tiếc rằng đội tàu của ngư dân hiện nay quá yếu. Vươn khơi bám biển mà leo lên chiếc tàu con con, cũ nát sao ra được tới ngư trường".
Đi khơi từ lúc 15 tuổi, trải qua không biết bao nhiêu trận bão biển kinh hoàng, ông Nguyễn Dương (thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) giờ đã là ông chủ của con tàu có công suất lên đến 510 mã lực. Ngư dân có tàu to như ông ở Quảng Bình chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay. ông bảo: "Chỉ tiếc rằng đội tàu của ngư dân hiện nay quá yếu. Vươn khơi bám biển mà leo lên chiếc tàu con con, cũ nát sao ra được tới ngư trường".
"Quanh quẩn cối xay"
Gần 40 năm đi biển, ông Dương vẫn cảm thấy sởn da gà mỗi khi bước chân lên những con tàu tròng trành vừa bé, vừa cũ nát lại thiếu thiết bị cảnh báo, cứu sinh và thông tin liên lạc của các bạn nghề. Ba lần đổi tàu từ 20 mã lực lên 90 mã lực và bây giờ là 510 mã lực, ông vẫn chưa thực sự hài lòng. Ông nói, ngư dân Việt Nam có thể làm giàu từ biển, vấn đề là phương tiện ra khơi. Giờ ngư trường đang ngày càng cạn kiện, vốn ít, tàu bé, thành thử như "gà què ăn quẩn cối xay" loanh quanh trong bờ lấy đâu ra tôm to, cá lớn. Muốn trúng lớn phải tổ chức đội tàu đánh bắt xa bờ và chấp nhận bám biển dài ngày. Trước, ông Dương đi tàu chỉ có vài chục mã lực, chỉ dám chạy cách bờ chừng 200 hải lý rồi quay về. Chẳng phải vì ông non gan mà vì trọng tải tàu quá bé, lượng dầu dự trữ ít, ngư cụ sơ sài, hệ thống thông tin liên lạc không có. Mỗi lần thấy giông tố nổi lên, ông cùng bạn tàu ba chân bốn cẳng mở hết tốc lực tìm đường chạy trú bão cho nhanh. Thứ tàu nhỏ thân làm bằng gỗ mà gặp bão to, sóng cả khác nào cái lá tre trên biển. Có lần ra khơi loanh quanh đã được hơn tuần mà chẳng đánh được mẻ lưới nào ra hồn. Đúng lúc chuẩn bị quay lái thì tàu ông gặp luồng cá lớn. Nói bảo quá, một mẻ lưới đó ông quây được khoảng 20 tấn cá thu. Đội tàu 8 người sướng như vớ được vàng, quên cả đói, mệt mướt mải kéo cá lên khoang. Mỗi sọt cá đưa lên, thân con tàu công suất 90 mã lực của ông Dương lại chìm đi một chút. Tận dụng diện tích từ hầm máy cho đến ca bin lái cũng chỉ chứa được 10 tấn cá, ông Dương tiếc đứt ruột lệnh cho bạn tàu thu lưới, chấp nhận thả số cá còn lại trở về với biển. Hỏi tại sao không gọi các tàu đến chia sẻ ngư trường, ông Dương cười buồn: "Thông tin liên lạc có mô. Tàu của bạn bè người thân đi cách nhau vài ba chục hải lý. Máy icom lạc hậu, lúc được lúc mất mà có phải lúc nào người ta cũng mở máy đâu". Bị trả giá quá nhiều bởi những chuyến đi biển bất thành do tàu nhỏ, ông Dương mạnh dạn thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng, thiếu đâu ông đi vay lãi ngày để đóng mới con tàu có công suất 510 mã lực thực hiện ước mơ vươn khơi bám biển. Với số tiền đầu tư gần 6 tỷ đồng, con tàu của ông Dương giờ đây có thể đi xa bờ tới 500 hải lý, mang theo 8.000 lít dầu dự trữ, 10.000 lít nước ngọt, 800 cây đá xay đông lạnh và có thể chứa tối đa 30-40 tấn hải sản.
Nhận định về thực trạng nghề đánh bắt xa bờ hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thừa nhận, đội tàu của chúng ta hiện nay đông nhưng không mạnh. Cả nước có 126 nghìn tàu cá đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 25 nghìn tàu đủ điều kiện đánh bắt xa bờ. Thiếu tàu lớn để ra khơi nên chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế về nguồn lợi thủy sản.
Trong suốt hành trình "cùng ngư dân bám biển", phóng viên Hànộimới thấy nhận định của ông Nguyễn Ngọc Oai về thực trạng nghề đánh bắt xa bờ là hoàn toàn chính xác. Đơn cử, được định hướng phát triển thành trung tâm nghề cá vùng Nam Trung bộ, tỉnh Khánh Hòa có đến 10.100 tàu cá các loại, nhưng thực tế chỉ có 742 tàu có công suất từ 90 đến 400 mã lực, còn lại đều là tàu nhỏ công suất 20 đến 50 mã lực. Vì hơn 80% phương tiện không đủ điều kiện đánh bắt xa bờ nên xảy ra tình trạng ngư dân khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ. Cũng giống như Khánh Hòa, các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi đều có hàng nghìn tàu cá nhưng lượng tàu có công suất từ 250 mã lực trở lên rất ít. Tàu nhỏ, tàu cũ không vươn khơi bám biển được mà còn là nguyên nhân gây rủi ro và những vụ tai nạn thương tâm trên biển.
Giấc mơ biển lớn: Hồn treo cột buồm
Chúng tôi đã hỏi cả trăm ngư dân đang ngày đêm bám biển, chẳng ai nói thích đi theo nghề này. Cả năm được vài chuyến đi biển, mỗi chuyến 20-30 ngày, thu nhập chỉ 2 triệu đồng/tháng, trong khi rủi ro và tai nạn trên biển có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Ông Hồ Xuân Dũng, trú tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa là thuyền trưởng kiêm chủ tàu QB 92348 TS, đã hai tháng nay "ngồi chơi xơi nước". Gặp nhà báo, ông nhún vai, lắc đầu: "Hãi lắm chú ơi. Mưu sinh, nhớ biển thì mình lại mon men đi theo chúng bạn, chớ ăn thua gì đâu. Tàu vừa nhỏ, vừa cũ, tai họa ập xuống tui trở tay đâu có kịp". Thế rồi, ông thuật lại vụ tai nạn hôm 20-8-2012, lúc ấy khoảng 17h, 5 thuyền viên đang chuẩn bị thả mẻ lưới đầu tiên thì bất ngờ tàu bị hỏng máy, gãy trục láp, tàu trôi tự do. Nửa đêm, mây đen kéo đến vần vũ, sóng to, gió giật cấp 8-9. Phát tín hiệu cấp cứu nhưng không có bất cứ tàu nào gần đó đến hỗ trợ, ông dùng icom liên lạc với đất liền. Chỉ kịp thông báo tọa độ nơi con tàu đang bị thả trôi, ông Dũng cùng 5 thuyền viên khác gồng mình chống chọi với những cơn cuồng phong, trực đánh vỡ cái mạn tàu ọp ẹp. Cả đêm bị gió quật như "vắt giẻ lau", 6 ngư dân mệt lử, nằm thoi thóp như cá hết hơi, chỉ biết lạy giời và trông chờ vào vận may của số phận. Và vì tàu cá nhỏ, không lắp đặt thiết bị định vị nên công tác cứu nạn gặp vô vàn khó khăn do không xác định được chính xác tọa độ. Đến 23h50 ngày 21-8, tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 274 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II mới tiếp cận được tàu bị nạn, ông Dũng cùng 5 ngư dân khác trở về đất liền. Lúc ấy, ông Dũng nghĩ nếu không sắm được tàu to thì không ra khơi nữa. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng ngồi nhà được 2 tuần ông lại thấy nhớ biển, cuộc mưu sinh khiến ông vẫn phải tiếp tục ra khơi với con tàu nhỏ và cũ nát kia. Ông ngậm ngùi nói với chúng tôi: "Muốn thì muốn lắm nhưng lấy đâu ra tiền mà đóng tàu to".
Không giấu được những mất mát, thương tâm của nghề đi biển, bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định nói với chúng tôi rằng, tai nạn biển thảm khốc vô cùng. Tàu càng nhỏ, càng cũ thì nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao. Từ năm 2007 đến tháng 8-2012, cả nước ta xảy ra gần 5.000 vụ tai nạn tàu cá trên biển, trong đó sự cố hỏng máy, vỡ thân vỏ chiếm đến 63%. Nói rồi, bà Thi liên hệ với vụ "đại tang" xảy ra ở Bình Định hôm 18-2-2012 vừa qua. Chỉ một trận áp thấp nhiệt đới bất thường, ba chiếc tàu câu mực cùng với 22 ngư dân đã bị sóng biển nhấn chìm. Đau lòng hơn, khi lật lại hồ sơ tàu tai nạn mang số hiệu BĐ 1337 TS do ông Lê Ngọc Châu trú tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm chủ, người ta mới ngỡ ngàng nhận ra con tàu này hết hạn đăng kiểm từ tháng 8-2006. Vậy mà không hiểu vì lý do gì, con tàu với công suất 35 mã lực, cũ nát ọp ẹp, hết "đát" tới 6 năm mà vẫn "vi vu" ra tận vùng biển Trường Sa để đánh cá?
Ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II là người gần gũi và trở thành ân nhân của nhiều ngư dân. Ông bảo tai nạn biển chủ yếu do tàu thuyền cũ nát. Từ đầu năm đến nay, trung tâm của ông tiếp nhận xử lý 69 thông tin yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, trong đó có 30 thông tin tàu bị hỏng máy, 1 tàu bị mắc cạn, 4 tàu bị chìm do vỡ mạn... còn lại là các thông tin về thuyền viên mắc bệnh, ốm đau cần sự giúp đỡ.
Ai cũng biết, rủi ro luôn treo lơ lửng trên những chiếc tàu đánh cá nhỏ và cũ nát nhưng với ngư dân thì không thể... không ra khơi.
Chúng tôi đã hỏi cả trăm ngư dân đang ngày đêm bám biển, chẳng ai nói thích đi theo nghề này. Cả năm được vài chuyến đi biển, mỗi chuyến 20-30 ngày, thu nhập chỉ 2 triệu đồng/tháng, trong khi rủi ro và tai nạn trên biển có thể ập xuống bất cứ lúc nào. Ông Hồ Xuân Dũng, trú tại xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa là thuyền trưởng kiêm chủ tàu QB 92348 TS, đã hai tháng nay "ngồi chơi xơi nước". Gặp nhà báo, ông nhún vai, lắc đầu: "Hãi lắm chú ơi. Mưu sinh, nhớ biển thì mình lại mon men đi theo chúng bạn, chớ ăn thua gì đâu. Tàu vừa nhỏ, vừa cũ, tai họa ập xuống tui trở tay đâu có kịp". Thế rồi, ông thuật lại vụ tai nạn hôm 20-8-2012, lúc ấy khoảng 17h, 5 thuyền viên đang chuẩn bị thả mẻ lưới đầu tiên thì bất ngờ tàu bị hỏng máy, gãy trục láp, tàu trôi tự do. Nửa đêm, mây đen kéo đến vần vũ, sóng to, gió giật cấp 8-9. Phát tín hiệu cấp cứu nhưng không có bất cứ tàu nào gần đó đến hỗ trợ, ông dùng icom liên lạc với đất liền. Chỉ kịp thông báo tọa độ nơi con tàu đang bị thả trôi, ông Dũng cùng 5 thuyền viên khác gồng mình chống chọi với những cơn cuồng phong, trực đánh vỡ cái mạn tàu ọp ẹp. Cả đêm bị gió quật như "vắt giẻ lau", 6 ngư dân mệt lử, nằm thoi thóp như cá hết hơi, chỉ biết lạy giời và trông chờ vào vận may của số phận. Và vì tàu cá nhỏ, không lắp đặt thiết bị định vị nên công tác cứu nạn gặp vô vàn khó khăn do không xác định được chính xác tọa độ. Đến 23h50 ngày 21-8, tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 274 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II mới tiếp cận được tàu bị nạn, ông Dũng cùng 5 ngư dân khác trở về đất liền. Lúc ấy, ông Dũng nghĩ nếu không sắm được tàu to thì không ra khơi nữa. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng ngồi nhà được 2 tuần ông lại thấy nhớ biển, cuộc mưu sinh khiến ông vẫn phải tiếp tục ra khơi với con tàu nhỏ và cũ nát kia. Ông ngậm ngùi nói với chúng tôi: "Muốn thì muốn lắm nhưng lấy đâu ra tiền mà đóng tàu to".
Không giấu được những mất mát, thương tâm của nghề đi biển, bà Mai Kim Thi, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định nói với chúng tôi rằng, tai nạn biển thảm khốc vô cùng. Tàu càng nhỏ, càng cũ thì nguy cơ xảy ra tai nạn càng cao. Từ năm 2007 đến tháng 8-2012, cả nước ta xảy ra gần 5.000 vụ tai nạn tàu cá trên biển, trong đó sự cố hỏng máy, vỡ thân vỏ chiếm đến 63%. Nói rồi, bà Thi liên hệ với vụ "đại tang" xảy ra ở Bình Định hôm 18-2-2012 vừa qua. Chỉ một trận áp thấp nhiệt đới bất thường, ba chiếc tàu câu mực cùng với 22 ngư dân đã bị sóng biển nhấn chìm. Đau lòng hơn, khi lật lại hồ sơ tàu tai nạn mang số hiệu BĐ 1337 TS do ông Lê Ngọc Châu trú tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm chủ, người ta mới ngỡ ngàng nhận ra con tàu này hết hạn đăng kiểm từ tháng 8-2006. Vậy mà không hiểu vì lý do gì, con tàu với công suất 35 mã lực, cũ nát ọp ẹp, hết "đát" tới 6 năm mà vẫn "vi vu" ra tận vùng biển Trường Sa để đánh cá?
Ông Trần Văn Long, Giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II là người gần gũi và trở thành ân nhân của nhiều ngư dân. Ông bảo tai nạn biển chủ yếu do tàu thuyền cũ nát. Từ đầu năm đến nay, trung tâm của ông tiếp nhận xử lý 69 thông tin yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, trong đó có 30 thông tin tàu bị hỏng máy, 1 tàu bị mắc cạn, 4 tàu bị chìm do vỡ mạn... còn lại là các thông tin về thuyền viên mắc bệnh, ốm đau cần sự giúp đỡ.
Ai cũng biết, rủi ro luôn treo lơ lửng trên những chiếc tàu đánh cá nhỏ và cũ nát nhưng với ngư dân thì không thể... không ra khơi.
(Còn tiếp)
Theo Hà Nội Mới