Mở những lớp đào tạo, tập huấn về các kỹ thuật đánh bắt cá với các trang thiết bị hiện đại là mong mỏi của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
Hơn 20 năm đi biển, nhưng đến bây giờ ngư dân Nguyễn Đức Hải, ở xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chủ tàu QNG- 50949TS vẫn chỉ biết vận dụng những bài học kinh nghiệm đi biển mà cha ông truyền lại và tự tìm tòi học hỏi hoạt động nghề cá qua sách báo, Internet. Không có nhiều kiến thức về nghề cá, không biết vận dụng các trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất, nên hiệu quả đánh bắt chủ yếu vẫn phụ thuộc vào “ông trời”.
Ngư dân Nguyễn Đức Hải, ở xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ: "Hồi giờ mình không có đào tạo thì phần ai nấy làm, anh nào tài thì anh đó làm thôi chứ không có trường lớp gì hết. Thì bây giờ mình cũng mong muốn có trường lớp để mình học. Bởi vì hồi kia cha ông mình đi làm không máy móc chỉ phương hướng trời này thôi còn bữa nay là bắt đầu mình dùng cái la bàn, còn bây giờ mình dùng cái định vị, rồi dùng tới máy quét đủ hết. Hồi không có icom bây giờ nó có icom, máy nhắn tin thì bây giờ trình độ nó phải cao hơn chứ".
Chuyên viên kỹ thuật của Đài Thông tin đang hướng dẫn ngư dân sử dụng thiết bị Movimar |
Những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết bị máy móc hiện đại để ngư dân thông tin liên lạc, phòng chống thiên tai và ngư lưới cụ đánh bắt hiệu quả, nhưng trên thực tế không mấy ngư dân biết sử dụng hiệu quả những thiết bị này.
Điều đó không chỉ làm lãng phí công sức, tiền bạc của bà con ngư dân, mà còn phần nào giảm đi ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ. Bởi thế, được học hỏi, tiếp cận với các thiết bị đánh bắt cá hiện đại là mong mỏi của ngư dân Nguyễn Văn Hồng ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cũng như rất nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
"Nếu Nhà nước có hỗ trợ máy móc gì đi nữa thì cũng phải cần tập huấn cho ngư dân, đánh bắt ở ngoài khơi vùng biển đảo thì nói chung ngư dân đều rành hết, thành thao hết chứ mà máy móc mà nhà nước hỗ trợ hiện đại thì cần phải có cho ngư dân đi tập huấn, đi học hỏi thêm theo kịp các nước láng giềng" - ngư dân Nguyễn Văn Hồng nói.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho bà con ngư dân. Qua các lớp đào tạo này, ngư dân vận dụng các kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm sẵn có vào quá trình đánh bắt trên biển rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung các lớp đào tạo này vẫn còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân.
Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: "Chúng tôi cũng mong muốn rằng cái chính sách đào tạo nghề cho nông thôn cũng nên tập trung mạnh vào cái lực lượng là thuyền trưởng, máy trưởng ở các vùng biển để bà con có điều kiện được đào tạo và các thế hệ sau này cái tỷ lệ mà được đào tạo để tham gia sản xuất trên biển là ngày càng nhiều, đạt đến cái tỷ lệ cao nhất đảm bảo khai thác có hiệu quả và đảm bảo an toàn trên biển".
Cùng với việc chú trọng đầu tư đóng mới tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để vươn khơi xa, bám biển dài ngày, thì việc được học những kiến thức đi biển, những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ góp nâng cao hiệu quả đánh bắt, tăng thu nhập cho ngư dân. Đây là một hướng đi mang tính bền vững giúp ngư dân yên tâm làm giàu từ biển.
Điều đó không chỉ làm lãng phí công sức, tiền bạc của bà con ngư dân, mà còn phần nào giảm đi ý nghĩa của các chính sách hỗ trợ. Bởi thế, được học hỏi, tiếp cận với các thiết bị đánh bắt cá hiện đại là mong mỏi của ngư dân Nguyễn Văn Hồng ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ cũng như rất nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi.
"Nếu Nhà nước có hỗ trợ máy móc gì đi nữa thì cũng phải cần tập huấn cho ngư dân, đánh bắt ở ngoài khơi vùng biển đảo thì nói chung ngư dân đều rành hết, thành thao hết chứ mà máy móc mà nhà nước hỗ trợ hiện đại thì cần phải có cho ngư dân đi tập huấn, đi học hỏi thêm theo kịp các nước láng giềng" - ngư dân Nguyễn Văn Hồng nói.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng cho bà con ngư dân. Qua các lớp đào tạo này, ngư dân vận dụng các kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm sẵn có vào quá trình đánh bắt trên biển rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung các lớp đào tạo này vẫn còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân.
Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: "Chúng tôi cũng mong muốn rằng cái chính sách đào tạo nghề cho nông thôn cũng nên tập trung mạnh vào cái lực lượng là thuyền trưởng, máy trưởng ở các vùng biển để bà con có điều kiện được đào tạo và các thế hệ sau này cái tỷ lệ mà được đào tạo để tham gia sản xuất trên biển là ngày càng nhiều, đạt đến cái tỷ lệ cao nhất đảm bảo khai thác có hiệu quả và đảm bảo an toàn trên biển".
Cùng với việc chú trọng đầu tư đóng mới tàu có công suất lớn, trang thiết bị hiện đại để vươn khơi xa, bám biển dài ngày, thì việc được học những kiến thức đi biển, những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ góp nâng cao hiệu quả đánh bắt, tăng thu nhập cho ngư dân. Đây là một hướng đi mang tính bền vững giúp ngư dân yên tâm làm giàu từ biển.
Theo radiovietnam.vn