Số phận của con tàu Titanic lịch sử có thể đã được viết sẵn trên bầu trời cao dựa theo một loạt những trùng hợp ngẫu nhiên lạ lùng của các sự kiện thiên văn, theo một lý thuyết mới được công bố trước thềm kỷ niệm 100 năm của thảm họa hàng hải nổi tiếng nhất lịch sử hiện đại.
Những ai có kiến thức lịch sử hoặc đã từng xem bộ phim bom tấn Titanic đều biết nguyên nhân gây ra thảm họa đường thủy cách đây 100 năm là vì con tàu va trúng một tảng băng trôi.
Mối liên hệ của mặt trăng có thể giải thích tại sao một số lượng băng trôi lớn bất thường ngáng đường con tàu, theo ông Donald Olson, một nhà nghiên cứu tại Đại học bang Texas (Mỹ).
Ngay từ khi con tàu Titanic chìm vào ngày 15.4.1912, làm thiệt mạng 1.517 người, các nhà nghiên cứu đã thắc mắc việc thuyền trưởng Edward Smiths dường như không đếm xỉa đến những cảnh báo về các tảng băng trôi trong khu vực.
Con tàu Titanic xấu số từng được mô tả là "không thể đắm" |
Smith là thuyền trưởng lão luyện nhất của hãng White Star Line và đã nhiều lần lái tàu ở Bắc Đại Tây Dương. Ông được chỉ định điều khiển chuyến đi biển đầu tiên của Titanic vì có nhiều kiến thức và là một thủy thủ thận trọng.
Những tảng băng trôi ở Greenlands có cùng độ lớn với tảng băng mà tàu Titanic va phải thường mắt kẹt tại vùng nước cạn ở Labrador và Newfoundland, chúng không thể tiếp tục trôi về phía nam cho đến khi tan ra đến mức độ để có thể nổi trở lại hoặc được một đợt thủy triều cao giải phóng, theo ông Olson.
Lý do vì sao một lượng lớn băng trôi đã trôi xa về phía nam đến tận tuyến đường hàng hải ở phía nam Newfoundland vào đêm định mệnh đó?
Nhóm của ông Olson, những người chuyên nghiên cứu các quy luật của mặt trăng, đã xem xét suy đoán của nhà hải dương học quá cố Fergus Wood rằng một sự xích lại bất thường của mặt trăng vào tháng 1.1912 có thể gây ra thủy triều cao khiến nhiều tảng băng trôi tách ra từ Greenland và trôi đến tuyến đường hàng hải.
Olson nói một sự kiện cực hiếm đã xảy ra vào ngày 4.1.1912 khi mặt trăng và mặt trời xếp thẳng hàng cùng với trái đất khiến lực hấp dẫn của chúng được tăng cường, theo Reuters.
Đó cũng là lúc mặt trăng ở gần trái đất nhất trong 1.400 năm, và thời điểm xích lại gần nhất xảy ra trong 6 phút trăng tròn. Lần cuối cùng mặt trăng xích lại gần trái đất như thế xảy ra vào năm 796 và sự kiện này sẽ không diễn ra cho đến năm 2257. Thêm vào đó, thời điểm trái đất ở gần mặt trời nhất trong năm vừa mới xảy ra ngay ngày hôm trước.
Nghiên cứu của Olson xác định rằng để trôi đến tuyến đường hàng hải vào giữa tháng 4, tảng băng trôi va trúng tàu Titanic phải vỡ ra từ Greenland vào tháng 1.1912. Thủy triều cao do sự kết hợp những sự kiện thiên văn đã khiến các tảng băng vỡ ra và giúp chúng trôi đến nơi con tàu đi qua vào tháng 4.
Những tảng băng trôi ở Greenlands có cùng độ lớn với tảng băng mà tàu Titanic va phải thường mắt kẹt tại vùng nước cạn ở Labrador và Newfoundland, chúng không thể tiếp tục trôi về phía nam cho đến khi tan ra đến mức độ để có thể nổi trở lại hoặc được một đợt thủy triều cao giải phóng, theo ông Olson.
Lý do vì sao một lượng lớn băng trôi đã trôi xa về phía nam đến tận tuyến đường hàng hải ở phía nam Newfoundland vào đêm định mệnh đó?
Nhóm của ông Olson, những người chuyên nghiên cứu các quy luật của mặt trăng, đã xem xét suy đoán của nhà hải dương học quá cố Fergus Wood rằng một sự xích lại bất thường của mặt trăng vào tháng 1.1912 có thể gây ra thủy triều cao khiến nhiều tảng băng trôi tách ra từ Greenland và trôi đến tuyến đường hàng hải.
Olson nói một sự kiện cực hiếm đã xảy ra vào ngày 4.1.1912 khi mặt trăng và mặt trời xếp thẳng hàng cùng với trái đất khiến lực hấp dẫn của chúng được tăng cường, theo Reuters.
Đó cũng là lúc mặt trăng ở gần trái đất nhất trong 1.400 năm, và thời điểm xích lại gần nhất xảy ra trong 6 phút trăng tròn. Lần cuối cùng mặt trăng xích lại gần trái đất như thế xảy ra vào năm 796 và sự kiện này sẽ không diễn ra cho đến năm 2257. Thêm vào đó, thời điểm trái đất ở gần mặt trời nhất trong năm vừa mới xảy ra ngay ngày hôm trước.
Nghiên cứu của Olson xác định rằng để trôi đến tuyến đường hàng hải vào giữa tháng 4, tảng băng trôi va trúng tàu Titanic phải vỡ ra từ Greenland vào tháng 1.1912. Thủy triều cao do sự kết hợp những sự kiện thiên văn đã khiến các tảng băng vỡ ra và giúp chúng trôi đến nơi con tàu đi qua vào tháng 4.
Siêu mặt trăng liệu có phải là thủ phạm gây chìm tàu Titanic? |
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sky & Telescope có thể minh oan phần nào cho thuyền trưởng Smith dù muộn mất 100 năm. Nó giúp lý giải tại sao ông phản ứng quá khinh suất trước cảnh báo về băng trôi trên tuyến đường. “Tội nhân thiên cổ” này không có lý do gì để tin rằng những tảng băng trôi ông phải đối mặt lại nhiều và lớn đến như thế.
Theo Thanh niên