Như tin đã đưa, việc áp dụng công nghệ cao để theo dõi, quản lí và ứng cứu các tàu cá được xem là tất yếu nhằm đảm bảo cho hoạt động khai thác thủy hải sản an toàn và hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển, trong đó Dự án Quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh (MOVIMAR) là bước khởi động đột phá.
Tàu cá được trang bị công nghệ mới thế nào?
Cả nước hiện có khoảng 132.000 tàu đánh cá các loại, trong đó có gần 23.000 tàu đánh bắt xa bờ. Việc theo dõi các tàu cá trên biển trước đây vẫn chỉ dựa vào hệ thống theo dõi trực canh đặt tại bờ, liên lạc thông qua hình thức bộ đàm. Nhưng với những mô hình này thì không thể nắm bắt được vị trí của các tàu cá, muốn biết ngư dân đang ở đâu phải hỏi tọa độ, khi tàu gặp nạn rất khó khăn cho việc tìm kiếm cứu hộ. Để hạn chế những bất cập trên, Bộ NN&PTNT đã triển khai Dự án MOVIMAR.
Trao đổi với phóng viên Báo Văn Hóa, ông Phạm Quang Toản, Phó giám đốc Dự án MOVIMAR cho biết: Vào tháng 9.2011, Dự án sẽ trang bị 3.000 thiết bị kết nối vệ tinh cho các tàu cá của 28 tỉnh, thành ven biển. Đây là thiết bị thông tin liên lạc hai chiều, giúp ngư dân liên lạc với bờ, nhận những thông tin về thời tiết, bão, áp thấp nhiệt đới, thông tin chỉ đạo và hướng dẫn khai thác trên biển…
Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng một trung tâm chính tại Hà Nội và hai trạm tại Hải Phòng và Vũng Tàu, giúp các cơ quan quản lý nghề các cấp quan sát được đội tàu cá trên biển, tạo thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn và an ninh trên biển.
Theo đó, tàu của ngư dân sẽ được trang bị máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS.
Thiết bị phát (do Trung tâm Thu phát định vị vệ tinh CLS thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Pháp cung cấp) là thiết bị ghép nối GPS với máy HF để máy HF truyền dữ liệu toạ độ và thời gian của GPS từ tàu về trạm bờ. Trạm bờ nhận tín hiệu GPS qua máy thu - phát HF, tách lấy tín hiệu để chuyển vào máy tính và liên tục lưu trữ vào bản đồ số (Geographical Information System-GIS).
Khi cần sẽ tra cứu rất nhanh vị trí tàu cá kết hợp liên lạc trực tuyến. Các trạm bờ sẽ được trang bị máy tính đã có bản đồ số (GIS), máy in, máy HF tầm xa và thiết bị thu tín hiệu định vị. Các thiết bị sẽ thu tín hiệu từ máy HF trên tàu cá, chuyển đổi thành tín hiệu số, xử lý và chọn lọc số liệu trước khi đưa sang máy tính để hiển thị vị trí tàu. Các thiết bị nhận tín hiệu GPS, định vị 24/24 giờ cho biết đầy đủ và chính xác tốc độ và hướng đi của tàu. Cơ quan quản lý có thể biết chính xác vị trí của tàu đánh cá thông qua ảnh chụp từ vệ tinh.
Hệ thống định vị vệ tinh còn xác định chính xác ngư trường có nhiều thủy hải sản hay vùng biển đang xảy ra mối nguy hiểm, nơi có bão… từ đó có thể định hướng cho tàu thuyền trở về bờ hoặc nơi tránh bão an toàn gần nhất. Bên cạnh đó, hệ thống cho phép phát hiện tràn dầu, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ vùng lãnh thổ VN.
Cũng theo ông Phạm Quang Toản, việc gắn vệ tinh trên tàu cá dựa theo các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí ưu tiên.
Tiêu chí bắt buộc: Đó là tàu cá phải có tổng công suất máy chính từ 90 cv trở lên, tàu khai thác hải sản trên vùng biển Việt Nam phải được tổ chức thành tổ đội, mỗi tổ đội tàu có một tàu được trang bị thiết bị kết nối vệ tinh. Tàu cá được cấp Giấy phép khai thác thủy sản thuộc các nghề: câu cá ngừ đại dương, câu mực đại dương, lưới vây, lưới kéo, lưới rê và một số nghề đặc thù khác, hoạt động trên các vùng biển: vùng khơi, vùng đánh cá chung và vùng biển cả.
Tiêu chí ưu tiên: Đó là tàu cá của tổ trưởng, đội trưởng của tổ, đội khai thác dịch vụ khai thác trên biển; tàu cá là đội trưởng đội tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển; tàu kiểm ngư thuộc quyền quản lý của các cơ quan nghề cá các cấp.
Giải pháp hiệu quả và an toàn cho tàu cá
Nói về Dự án MOVIMAR, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định: “Dự án góp phần giúp ngành thủy sản hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản; quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả và an toàn, bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, phát triển khai thác hải sản bền vững; góp phần đảm bảo trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển”.
Với công nghệ giám sát bằng vệ tinh, việc quản lý hoạt động nghề cá đánh bắt xa bờ sẽ trở nên chặt chẽ, hạn chế được rủi ro trên biển của ngư dân, đồng thời góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo.
Được biết Trung tâm Thu phát định vị vệ tinh CLS thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Pháp sẽ cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật cho phía Việt Nam để thực hiện dự án.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, ngoài việc hỗ trợ về thiết bị, Tổng cục đang kiến nghị Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho ngư dân về chi phí hằng tháng để duy trì hoạt động của thiết bị.
Trong thời gian Chính phủ cho phép, ngư dân sẽ không phải trả tiền phí cho hoạt động mà vẫn có thể lấy thông tin. Tuy nhiên cũng có nhiều ngư dân băn khoăn, với những hiệu quả tích cực như vậy của dự án nhưng trong tổng số gần 23.000 tàu cá đánh bắt xa bờ, mới chỉ có 3.000 tàu thuộc loại lớn được lắp đặt thiết bị định vị kết nối vệ tinh xem ra vẫn là con số khiêm tốn.
Trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong các quan điểm được nêu rất rõ là cần “Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn” và “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá”. Chắc chắn trong tương lai gần, ngư dân ra khơi sẽ được trang bị an toàn hơn, đầy đủ hơn và hiệu quả hơn.
Cả nước hiện có khoảng 132.000 tàu đánh cá các loại, trong đó có gần 23.000 tàu đánh bắt xa bờ. Việc theo dõi các tàu cá trên biển trước đây vẫn chỉ dựa vào hệ thống theo dõi trực canh đặt tại bờ, liên lạc thông qua hình thức bộ đàm. Nhưng với những mô hình này thì không thể nắm bắt được vị trí của các tàu cá, muốn biết ngư dân đang ở đâu phải hỏi tọa độ, khi tàu gặp nạn rất khó khăn cho việc tìm kiếm cứu hộ. Để hạn chế những bất cập trên, Bộ NN&PTNT đã triển khai Dự án MOVIMAR.
Trao đổi với phóng viên Báo Văn Hóa, ông Phạm Quang Toản, Phó giám đốc Dự án MOVIMAR cho biết: Vào tháng 9.2011, Dự án sẽ trang bị 3.000 thiết bị kết nối vệ tinh cho các tàu cá của 28 tỉnh, thành ven biển. Đây là thiết bị thông tin liên lạc hai chiều, giúp ngư dân liên lạc với bờ, nhận những thông tin về thời tiết, bão, áp thấp nhiệt đới, thông tin chỉ đạo và hướng dẫn khai thác trên biển…
Bên cạnh đó, dự án sẽ xây dựng một trung tâm chính tại Hà Nội và hai trạm tại Hải Phòng và Vũng Tàu, giúp các cơ quan quản lý nghề các cấp quan sát được đội tàu cá trên biển, tạo thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn và an ninh trên biển.
Theo đó, tàu của ngư dân sẽ được trang bị máy thông tin liên lạc sóng HF tầm xa có tích hợp thiết bị định vị vệ tinh GPS.
Thiết bị phát (do Trung tâm Thu phát định vị vệ tinh CLS thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Pháp cung cấp) là thiết bị ghép nối GPS với máy HF để máy HF truyền dữ liệu toạ độ và thời gian của GPS từ tàu về trạm bờ. Trạm bờ nhận tín hiệu GPS qua máy thu - phát HF, tách lấy tín hiệu để chuyển vào máy tính và liên tục lưu trữ vào bản đồ số (Geographical Information System-GIS).
Khi cần sẽ tra cứu rất nhanh vị trí tàu cá kết hợp liên lạc trực tuyến. Các trạm bờ sẽ được trang bị máy tính đã có bản đồ số (GIS), máy in, máy HF tầm xa và thiết bị thu tín hiệu định vị. Các thiết bị sẽ thu tín hiệu từ máy HF trên tàu cá, chuyển đổi thành tín hiệu số, xử lý và chọn lọc số liệu trước khi đưa sang máy tính để hiển thị vị trí tàu. Các thiết bị nhận tín hiệu GPS, định vị 24/24 giờ cho biết đầy đủ và chính xác tốc độ và hướng đi của tàu. Cơ quan quản lý có thể biết chính xác vị trí của tàu đánh cá thông qua ảnh chụp từ vệ tinh.
Hệ thống định vị vệ tinh còn xác định chính xác ngư trường có nhiều thủy hải sản hay vùng biển đang xảy ra mối nguy hiểm, nơi có bão… từ đó có thể định hướng cho tàu thuyền trở về bờ hoặc nơi tránh bão an toàn gần nhất. Bên cạnh đó, hệ thống cho phép phát hiện tràn dầu, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ vùng lãnh thổ VN.
Cũng theo ông Phạm Quang Toản, việc gắn vệ tinh trên tàu cá dựa theo các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí ưu tiên.
Tiêu chí bắt buộc: Đó là tàu cá phải có tổng công suất máy chính từ 90 cv trở lên, tàu khai thác hải sản trên vùng biển Việt Nam phải được tổ chức thành tổ đội, mỗi tổ đội tàu có một tàu được trang bị thiết bị kết nối vệ tinh. Tàu cá được cấp Giấy phép khai thác thủy sản thuộc các nghề: câu cá ngừ đại dương, câu mực đại dương, lưới vây, lưới kéo, lưới rê và một số nghề đặc thù khác, hoạt động trên các vùng biển: vùng khơi, vùng đánh cá chung và vùng biển cả.
Tiêu chí ưu tiên: Đó là tàu cá của tổ trưởng, đội trưởng của tổ, đội khai thác dịch vụ khai thác trên biển; tàu cá là đội trưởng đội tàu cứu hộ, cứu nạn trên biển; tàu kiểm ngư thuộc quyền quản lý của các cơ quan nghề cá các cấp.
Giải pháp hiệu quả và an toàn cho tàu cá
Nói về Dự án MOVIMAR, ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản khẳng định: “Dự án góp phần giúp ngành thủy sản hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản; quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả và an toàn, bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển, phát triển khai thác hải sản bền vững; góp phần đảm bảo trật tự, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển”.
Với công nghệ giám sát bằng vệ tinh, việc quản lý hoạt động nghề cá đánh bắt xa bờ sẽ trở nên chặt chẽ, hạn chế được rủi ro trên biển của ngư dân, đồng thời góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo.
Được biết Trung tâm Thu phát định vị vệ tinh CLS thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Pháp sẽ cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kĩ thuật cho phía Việt Nam để thực hiện dự án.
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, ngoài việc hỗ trợ về thiết bị, Tổng cục đang kiến nghị Nhà nước có cơ chế hỗ trợ cho ngư dân về chi phí hằng tháng để duy trì hoạt động của thiết bị.
Trong thời gian Chính phủ cho phép, ngư dân sẽ không phải trả tiền phí cho hoạt động mà vẫn có thể lấy thông tin. Tuy nhiên cũng có nhiều ngư dân băn khoăn, với những hiệu quả tích cực như vậy của dự án nhưng trong tổng số gần 23.000 tàu cá đánh bắt xa bờ, mới chỉ có 3.000 tàu thuộc loại lớn được lắp đặt thiết bị định vị kết nối vệ tinh xem ra vẫn là con số khiêm tốn.
Trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một trong các quan điểm được nêu rất rõ là cần “Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn” và “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ, thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá”. Chắc chắn trong tương lai gần, ngư dân ra khơi sẽ được trang bị an toàn hơn, đầy đủ hơn và hiệu quả hơn.
Theo Văn hóa online