Nếu trên đất liền mỗi người có một máy di động thì trên biển, các ngư dân và người đi biển có một máy thu phát sóng vô tuyến điện (iCom). Bất kỳ khi nào người đi biển cần liên lạc với đất liền bằng phương tiện thoại, fax, telex hay data qua sóng vô tuyến điện hoặc sóng vệ tinh, hệ thống Đài duyên hải đều là cầu nối "xin mời!".
Nhân văn nhất là "con mắt thần " - đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat, đài thu tín hiệu cấp cứu qua vệ tinh Cospas-Sarsat - luôn canh chừng an nguy cho người đi biển. Theo Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS - 74/88), các tàu đi biển đều bắt buộc phải trang bị những thiết bị phát tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh khi gặp sự cố. Những tín hiệu này được Inmarsat, Cospas-Sarsat nhận và " con mắt thần" với Trung tâm xử lý dữ liệu Cospas - Sarsat của Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel) sẽ xử lý, thông báo cho bộ phận tìm kiếm cứu nạn vị trí xảy ra tai nạn, thông số về con tàu... Các tàu đang hành hải qua gần vị trí tàu bị nạn cũng sẽ được liên lạc để huy động hỗ trợ cứu nạn.
Hệ thống Đài duyên hải chuyên nghiệp và quốc tế hoá như hiện nay có được nhờ tầm nhìn xa về chiến lược biển của Chính phủ nước ta. Từ năm 1997, hệ thống Đài thông tin duyên hải VN được đầu tư 30 triệu USD nâng cấp theo tiêu chuẩn Hệ thống thông tin an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS) của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Năng lực bao quát thông tin liên lạc trên biển của VN đã được quốc tế công nhận và phân định trách nhiệm xử lý thông tin toàn cầu về an toàn, cứu hộ cứu nạn trên biển của GMDSS bao gồm toàn bộ lãnh thổ lãnh hải VN và một phần vùng biển quốc tế.
Hơn ai hết, ngư dân đều biết hệ thống Đài duyên hải là an sinh xã hội cho người đi biển. Điểm tựa vững chắc này có nhiệm vụ thông báo thời tiết, báo bão trong trường hợp khẩn cấp và thu phát các tín hiệu cấp cứu từ các tàu, nhất là tàu đánh cá của ngư dân, tại tần số 7.903Khz, sau đó xử lý thông tin và đưa ra trợ giúp cần thiết cho tàu gặp nạn. Song vì tiện lợi, nhiều ngư dân đánh bắt cá xa bờ không nghe Đài duyên hải mà tự trang bị máy iCom đặt tại bờ, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý tần số.
Theo khảo sát của Vishipel, hiện các máy iCom do ngư dân đăng ký lắp đặt trên tàu nhưng lại đặt tại bờ để liên lạc với tàu trên biển khá phổ biến ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Nha Trang, Vũng Tàu... Tại Bình Thuận cứ hai tàu đánh cá xa bờ có một máy iCom đặt tại bờ. Lý do không mang theo iCom trên thuyền thường là do ngư dân ngại mức phí và ngại lộ ngư trường.
Thực tế thì sao? Theo quy định, các chủ sử dụng hệ thống liên lạc vô tuyến điện tại đất liền đều phải đăng ký tần số và nộp phí sử dụng tần số 3 triệu đồng/năm. Song với các tàu đánh bắt cá xa bờ, Nhà nước khuyến khích lắp máy iCom trên tàu để liên lạc nên chỉ thu tượng trưng nhằm quản lý đầu máy là 50.000 đồng/3 năm.
Còn chuyện lộ ngư trường? Có thể xem kinh nghiệm của Đồn Biên phòng 252 Đà Nẵng là một kinh nghiệm hay. Trong nhiều năm qua, để kịp thời giúp đỡ cho ngư dân trong thời gian đánh bắt xa bờ, các Đồn Biên phòng thành phố đã tiến hành ký kết bản thông tin liên lạc về mật danh tọa độ với các chủ tàu, thuyền đánh bắt hải sản. Theo đó, Đồn Biên phòng lập ra một bảng ký hiệu riêng về các tọa độ đánh bắt ngoài khơi, đồng thời mở lớp tập huấn triển khai hướng dẫn cho ngư dân. Với cách làm này không chỉ giúp ngư dân bảo đảm được bí mật về địa điểm đánh bắt mà còn khuyến khích họ có trách nhiệm trong việc kịp thời thông báo về Đồn Biên phòng khi cần cứu nạn, cứu hộ, phát hiện ra những dấu hiệu tàu nước ngoài xâm phạm ngư trường đánh bắt hay những hoạt động thăm dò trái phép khoáng sản của nước ta.
Được biết trong năm 2009, Cục Quản lý tần số đã lên kế hoạch rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế cấp phép cho các đài bờ theo hướng hạn chế bằng cách tăng phí cấp phép và phí sử dụng tần số. Cục cũng sẽ đề xuất Nhà nước hỗ trợ máy iCom cũng như giảm cước liên lạc cho ngư dân để họ có thể giữ liên lạc với hệ thống Đài duyên hải và được thực sự hưởng lợi từ hệ thống đài quốc gia này./.
Năng lực bao quát thông tin liên lạc trên biển của VN đã được quốc tế công nhận và phân định trách nhiệm xử lý thông tin toàn cầu về an toàn, cứu hộ cứu nạn trên biển của GMDSS bao gồm toàn bộ lãnh thổ lãnh hải VN và một phần vùng biển quốc tế.
Hơn ai hết, ngư dân đều biết hệ thống Đài duyên hải là an sinh xã hội cho người đi biển. Điểm tựa vững chắc này có nhiệm vụ thông báo thời tiết, báo bão trong trường hợp khẩn cấp và thu phát các tín hiệu cấp cứu từ các tàu, nhất là tàu đánh cá của ngư dân, tại tần số 7.903Khz, sau đó xử lý thông tin và đưa ra trợ giúp cần thiết cho tàu gặp nạn. Song vì tiện lợi, nhiều ngư dân đánh bắt cá xa bờ không nghe Đài duyên hải mà tự trang bị máy iCom đặt tại bờ, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý tần số.
Theo khảo sát của Vishipel, hiện các máy iCom do ngư dân đăng ký lắp đặt trên tàu nhưng lại đặt tại bờ để liên lạc với tàu trên biển khá phổ biến ở Quảng Ninh, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Nha Trang, Vũng Tàu... Tại Bình Thuận cứ hai tàu đánh cá xa bờ có một máy iCom đặt tại bờ. Lý do không mang theo iCom trên thuyền thường là do ngư dân ngại mức phí và ngại lộ ngư trường.
Thực tế thì sao? Theo quy định, các chủ sử dụng hệ thống liên lạc vô tuyến điện tại đất liền đều phải đăng ký tần số và nộp phí sử dụng tần số 3 triệu đồng/năm. Song với các tàu đánh bắt cá xa bờ, Nhà nước khuyến khích lắp máy iCom trên tàu để liên lạc nên chỉ thu tượng trưng nhằm quản lý đầu máy là 50.000 đồng/3 năm.
Còn chuyện lộ ngư trường? Có thể xem kinh nghiệm của Đồn Biên phòng 252 Đà Nẵng là một kinh nghiệm hay. Trong nhiều năm qua, để kịp thời giúp đỡ cho ngư dân trong thời gian đánh bắt xa bờ, các Đồn Biên phòng thành phố đã tiến hành ký kết bản thông tin liên lạc về mật danh tọa độ với các chủ tàu, thuyền đánh bắt hải sản. Theo đó, Đồn Biên phòng lập ra một bảng ký hiệu riêng về các tọa độ đánh bắt ngoài khơi, đồng thời mở lớp tập huấn triển khai hướng dẫn cho ngư dân. Với cách làm này không chỉ giúp ngư dân bảo đảm được bí mật về địa điểm đánh bắt mà còn khuyến khích họ có trách nhiệm trong việc kịp thời thông báo về Đồn Biên phòng khi cần cứu nạn, cứu hộ, phát hiện ra những dấu hiệu tàu nước ngoài xâm phạm ngư trường đánh bắt hay những hoạt động thăm dò trái phép khoáng sản của nước ta.
Được biết trong năm 2009, Cục Quản lý tần số đã lên kế hoạch rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế cấp phép cho các đài bờ theo hướng hạn chế bằng cách tăng phí cấp phép và phí sử dụng tần số. Cục cũng sẽ đề xuất Nhà nước hỗ trợ máy iCom cũng như giảm cước liên lạc cho ngư dân để họ có thể giữ liên lạc với hệ thống Đài duyên hải và được thực sự hưởng lợi từ hệ thống đài quốc gia này./.
Theo báo Đảng cộng sản